Huyện Xuân Lộc:

Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Xuân Lộc là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), sau đó là 1 trong 4 huyện đầu tiên được chọn làm thí điểm huyện NTM kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, huyện có 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; trên 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững; thu nhập bình quân đầu người đạt 83 triệu đồng/người.

Hoàn thành huyện NTM nâng cao trong năm 2023

Năm 2014, huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh của tỉnh Đồng Nai là hai huyện đầu tiên của cả nước vinh dự đón nhận danh hiệu huyện NTM sau hơn 4 năm cả nước thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Sau khi đạt được danh hiệu này, huyện Xuân Lộc tiếp tục thực hiện triển khai đề án xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Thu hoạch lúa tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Nguồn: Văn Hợp
Thu hoạch lúa tại xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc. Ảnh: Văn Hợp

Thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, sau hơn 4 năm, Xuân Lộc đã có 9/14 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 83,59 triệu đồng/người. Huyện đã quy hoạch 4 tiểu vùng sản xuất tập trung để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mang tính đặc trưng, hình thành 14 dự án liên kết sản xuất cây, con chủ lực; có 23 sản phẩm đạt OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Sỹ cho biết, với cơ sở là huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn NTM, hiện Sở đang tiếp tục tập trung thực hiện Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt NTM kiểu mẫu đầu tiên khu vực phía Nam, cùng thi đua với một số huyện của các tỉnh phía Bắc đang triển khai thực hiện. Huyện Xuân Lộc cũng đang thực hiện đề án “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” giai đoạn 2018 - 2025 đồng thời nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh đề án bảo đảm theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, ông Cao Tiến Sỹ thông tin thêm.

Theo UBND huyện Xuân Lộc, huyện có nhiều xã nghèo với xuất phát điểm thấp khi bắt tay vào xây dựng NTM nhưng cuối cùng đã về đích xã NTM nâng cao. Để đạt được kết quả trên, cả hệ thống chính trị và người dân cùng đồng lòng tham gia xây dựng NTM. Kết quả, diện mạo của các vùng quê thay da đổi thịt, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao. Huyện cũng đẩy mạnh đầu tư, đồng bộ về hạ tầng nông thôn từ hệ thống đường giao thông, hệ thống điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất đến các tiêu chí trường học, y tế, trung tâm văn hóa, nhà văn hóa dân tộc...

Năm 2023, huyện Xuân Lộc đặt mục tiêu hoàn thành huyện NTM nâng cao. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xã NTM nâng cao, kiểu mẫu theo bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; trên 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững; thu nhập bình quân đầu người đạt 92 triệu đồng/người; giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt 220 triệu đồng/ha...

Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa

Huyện Xuân Lộc là địa phương duy nhất trong cả nước chọn xây dựng huyện NTM kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững”. Các xã trên địa bàn huyện quan tâm thực hiện thí điểm xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu và các mô hình sản xuất nông nghiệp mẫu. Tại các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững, mỗi xã có ít nhất 2 mô hình sản xuất hàng hóa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất trên quy mô lớn, sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và liên kết theo chuỗi giá trị...

Trong quá trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện đẩy mạnh thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất với nhiều mô hình hay, hiệu quả như: Công ty TNHH thương mại Trang Trại Việt (xã Xuân Trường) với mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn từ đầu tư chăn nuôi gà công nghiệp, sử dụng chất thải trong chăn nuôi sản xuất phân bón hữu cơ, đầu tư trang trại trồng rau hữu cơ trong nhà màng. HTX thương mại, dịch vụ nông nghiệp Xuân Định đi tiên phong xây dựng cánh đồng lớn cây sầu riêng VietGAP; là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh được cấp mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc...

Từ mô hình chăn nuôi nhỏ, ông Trần Tuấn Khanh, nông dân xã Xuân Phú đã thành lập Công ty TNHH chăn nuôi sản xuất thương mại Thanh Mai, đầu tư trang trại quy mô lớn nuôi đặc sản chim trĩ cung cấp ra thị trường. Hiện doanh nghiệp đang là nhà cung cấp sản phẩm trứng, thịt chim trĩ vào các hệ thống siêu thị lớn, trong đó có siêu thị Aeon của Nhật Bản; ông Trần Tuấn Khanh chia sẻ, sản phẩm thịt chim trĩ của doanh nghiệp đã đạt chuẩn OCOP của tỉnh, góp phần khẳng định uy tín về chất lượng để người tiêu dùng yên tâm chọn lựa. Doanh nghiệp đang mở rộng liên kết với nhiều nông dân để xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi khép kín. Nông dân sẽ được cung cấp con giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và được bao tiêu sản phẩm khi tham gia chuỗi liên kết.

Xã Xuân Định có tổng cộng khoảng 9.000 dân với hai ấp Bảo Thị và Nông Doanh được công nhận là khu cư dân kiểu mẫu.  Xã có vùng chuyên canh cây ăn trái nức tiếng với gần 450ha sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo lãnh đạo xã Xuân Định, hiện có nhiều doanh nghiệp, nhà vườn tại đây đang ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm trong việc làm vườn, nhờ đó giảm chi phí công lao động và tiết kiệm được lượng nước tưới, tăng năng suất cây trồng. Đặc biệt, có doanh nghiệp đã chi hàng chục tỷ đồng đầu tư dây chuyền làm sầu riêng đông lạnh xuất khẩu, chế biến từ 15 - 20 tấn sầu riêng/ngày, để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. 

Việc đẩy mạnh chương trình NTM giúp hệ thống giao thông tại địa phương đã gần như hoàn toàn được nhựa hóa, bê tông hóa, đèn đường được lắp đặt, không gian giao thông được trồng hoa, cây cảnh nên luôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Quan trọng hơn, nhiều mô hình sản xuất hàng hóa được nhân rộng, hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cùng với kiểu mẫu đã giúp nâng thu nhập bình quân của người dân, gần 100 triệu đồng/người/năm. 

Trên đường phát triển

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai
Trên đường phát triển

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

Sáng 10.1, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trung tướng Lê Đức Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đưa nghị quyết vào cuộc sống, nâng cao đời sống người dân
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đưa nghị quyết vào cuộc sống, nâng cao đời sống người dân

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh trò chuyện với Người có uy tín vùng đồng bào DTTS
Trên đường phát triển

Thái Nguyên tạo “sức bật” cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Từ năm 2019 đến 2024 là giai đoạn chuyển tiếp song song thực hiện 14 chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Bên cạnh đó, trên cơ sở tham mưu của Ban Dân tộc, UBND tỉnh Thái Nguyên đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, đề án, chuyên đề riêng của tỉnh về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Các chính sách dân tộc được triển khai kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng đã góp phần quan trọng tạo sức bật, làm thay đổi toàn diện đời sống của đồng bào các DTTS.

Hà Tĩnh chung sức quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát
Trên đường phát triển

Hà Tĩnh chung sức quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

Từ đầu nhiệm kỳ (2021) đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã vận động, hỗ trợ xây dựng được 8.386 nhà ở với tổng kinh phí hơn 566 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn tỉnh. Năm 2025, tỉnh tiếp tục chung sức quyết tâm thực hiện mục tiêu sẽ thực hiện xóa 2.165 nhà tạm, nhà dột nát.

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn mới
Trên đường phát triển

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển công nghiệp hỗ trợ trong giai đoạn mới

Theo định hướng phát triển đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao và công nghiệp xanh. Để đạt được mục tiêu này, thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư và thương mại, đồng thời phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Hải Phòng: Công ty TNHH Biên Thùy trúng gói thầu hơn 47 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 41 triệu đồng
Trên đường phát triển

Hải Phòng: Công ty TNHH Biên Thùy trúng gói thầu hơn 47 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 41 triệu đồng

Vài năm trở lại đây, Công ty TNHH Biên Thùy là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Khởi công nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ tại Đồng Tháp với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng
Địa phương

Khởi công nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ tại Đồng Tháp với vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng

Ngày 7.1.2025, tại tỉnh Đồng Tháp, nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (IDI) làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Đây là nhà máy số 3 của doanh nghiệp này.