Phấn đấu trở thành hình mẫu trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước

Sáng 11.6, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TƯ ngày 7.4.2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Ngay sau khi Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành Chỉ thị số 34-CT/TƯ về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo triển khai với nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, thực chất, hiệu quả. Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong tổ chức thực hiện chỉ đạo của Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng trong những năm vừa qua.

Phấn đấu trở thành hình mẫu trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước -0
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: ITN

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TƯ của Bộ Chính trị, phong trào thi đua và công tác khen thưởng của thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp được quan tâm. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng có sự chuyển biến rõ nét và thực chất. Việc xây dựng thể chế, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành kịp thời.

Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động; đặc biệt là các phong trào thi đua gắn với những chủ đề thiết thực, như: “Đẩy mạnh cải cách hành chính”, “Trật tự văn minh đô thị”, “Vệ sinh, an toàn thực phẩm”, “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”, “Người tốt, việc tốt”...

Thay mặt lãnh đạo thành phố, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể Nhân dân Thủ đô và chúc mừng những tập thể, cá nhân tiêu biểu được vinh danh, khen thưởng tại hội nghị.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị, sau hội nghị này, các đơn vị từ thành phố đến cơ sở, khẩn trương tổ chức tổng kết Chỉ thị số 34-CT/TƯ, đánh giá thực chất những kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thiết thực nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các đơn vị tập trung thực hiện hiệu quả phong trào thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024 của cơ quan, đơn vị mình; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; từng bước xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

Phấn đấu trở thành hình mẫu trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước -0
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: ITN

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao thành phố Hà Nội đã tích cực, chủ động, là một trong những địa phương đầu tiên tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TƯ. Qua tổng kết cho thấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nghiêm túc quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ thị, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nêu rõ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra mục tiêu đến năm 2030, nước ta là nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để đạt được các mục tiêu đó, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ, sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Hà Nội phát triển nhanh và bền vững sẽ góp phần quan trọng lan tỏa, thúc đẩy cả nước cùng phát triển.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức; phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Phấn đấu trở thành hình mẫu trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước -0
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao tặng Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cho các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: ITN

Trong quá trình đó, Hà Nội cần phát huy vai trò tích cực của công tác thi đua khen thưởng và những kết đã đạt được, đồng thời khắc phục hạn chế đã được chỉ ra. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các lĩnh vực, trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Đặc biệt là, thi đua cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt. Thi đua phát triển văn hóa, xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh, lan tỏa những giá trị văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới. Thi đua xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đoàn kết, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp, đặc thù; sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Phát huy quyền làm chủ và vai trò của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết của Đảng với Nhân dân. Đồng thời, chú trọng công tác tuyên truyền, nhân rộng, tạo sức lan tỏa sâu rộng các gương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt”; động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với những tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, công tác, cống hiến cho xã hội; làm cho các phong trào thi đua của Hà Nội có sức sống mạnh mẽ trong đời sống xã hội, trở thành hình mẫu cho các địa phương trong cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Tại hội nghị, các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TƯ và Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt đã được biểu dương, khen thưởng, cụ thể: 10 tập thể đã được nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy; 20 tập thể được nhận Cờ Thi đua của UBND thành phố; 44 tác giả, nhóm tác giả được nhận Bằng “Sáng kiến Thủ đô”.

Địa phương

TP. Hải Phòng: Dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn để chủ động ứng phó bão số 3
Hoạt động chính quyền

TP. Hải Phòng: Dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn để chủ động ứng phó bão số 3

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương triển khai công tác ứng phó, phòng chống Bão số 3 (Yagi), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng Lê Tiến Châu nhấn mạnh yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác ứng phó với bão số 3; ngoài kịch bản chung thành phố, từng địa phương dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn địa phương để chủ động phương án ứng phó…

Ninh Bình: Lãnh đạo chủ chốt các cấp trực 24/24 giờ để chỉ đạo ứng phó bão số 3 đổ bộ
Địa phương

Ninh Bình: Lãnh đạo chủ chốt các cấp trực 24/24 giờ để chỉ đạo ứng phó bão số 3 đổ bộ

Trước tính chất nguy hiểm của siêu bão số 3 (Yagi), tỉnh Ninh Bình đã chủ động các phương án để ứng phó với phương châm “bốn tại chỗ”, nhằm nhằm phòng ngừa, ứng phó với bão ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Hà Nam: Ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”
Địa phương

Hà Nam: Ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”

Dự báo, trưa đến chiều nay, (7.9), tâm bão số 3 sẽ đi vào đất liền Quảng Ninh đến Thái Bình với cường độ cấp 10 - 12. Hà Nam cũng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão. Để chủ động ứng phó với siêu bão, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu các huyện, thành phố tập trung theo dõi bám sát thông tin dự báo, cảnh báo và chủ động triển khai phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế theo đúng phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.

Thái Bình: Sẵn sàng, triển khai các phương án ứng phó khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền
Địa phương

Thái Bình: Sẵn sàng, triển khai các phương án ứng phó khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Sáng 7.9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Lại Văn Hoàn cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra công tác ứng trực, chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3 tại các huyện Tiền Hải, Thái Thụy.

Vĩnh Phúc “làm tổ” đón các nhà đầu tư
Địa phương

Vĩnh Phúc “làm tổ” đón các nhà đầu tư

Sau hơn 2 thập kỷ tái lập, từ tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã bứt phá ngoạn mục, nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và nằm trong danh sách các tỉnh, thành phố đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. 6 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Phúc thu hút được hơn 430 triệu USD vốn FDI, vượt gần 9% kế hoạch đề ra. Đây là minh chứng sống động cho sự năng động, sáng tạo cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

Công ty TNHH MTV Phúc Cường ở Đắk Lắk liên tục trúng thầu xây lắp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “siêu thấp”
An ninh cơ sở

Công ty TNHH MTV Phúc Cường ở Đắk Lắk liên tục trúng thầu xây lắp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “siêu thấp”

Thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Phúc Cường (Công ty Phúc Cường) đã trúng khoảng 47 gói thầu ở nhiều địa phương khác nhau. Đáng chú ý, nhiều gói thầu do doanh nghiệp này trúng thầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó nhiều công trình ở huyện Ea Kar thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Địa phương

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Nhằm hình thành vùng nguyên liệu chế biến, phục vụ xuất khẩu, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển những mô hình, điển hình tiêu biểu trong sáng chế chuyển giao công nghệ cũng như các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại
Trên đường phát triển

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại

Việc thực hiện chuyển đổi số khu vực nông thôn là hành trình lâu dài để thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như người dân. Đồng thời, chuyển đổi số đi từ cơ sở không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Hoàn thiện dữ liệu số ngành nông nghiệp
Trên đường phát triển

Hoàn thiện dữ liệu số ngành nông nghiệp

Bám sát chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai rất tích cực triển khai chuyển đổi số trong công tác quản lý, cụ thể thông qua nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành.