XÂY DỰNG Và PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN MỚI

Phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 vào cuối năm 2023

Đến thời điểm hiện tại, Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) giải phóng mặt bằng đạt 86,42%. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo dự án đề nghị 3 địa phương tập trung cao độ vào công tác giải phóng mặt bằng, bố trí các khu tái định cư cho người dân.

Toàn cảnh hội nghị Ảnh: VA
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo dự án phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VA

Sáng 17.8, tại tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo dự án Vành đai 4. 

Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đạt 86,42%

Về tiến độ giải phóng mặt bằng, đến nay, 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) đã thu hồi 1.194,71/1.382,38ha (đạt 86,42%) và di chuyển 7.000/16.929 ngôi mộ (đạt 41,35%). 

Trong đó, TP. Hà Nội đã thu hồi 694,20/793,80ha (đạt 87,45%) và di chuyển 6.262/10.034 ngôi mộ (đạt 62,37%); tỉnh Hưng Yên đã thu hồi 192,63/230,19ha (đạt 83,68%) và di chuyển 699/4.207 ngôi mộ (đạt 16,6%); tỉnh Bắc Ninh đã thu hồi 307,88/358,39ha (đạt 85,91%) và di chuyển 39/2.688 ngôi mộ ngôi mộ (đạt 1,5%).

Về tiến độ chung, việc khởi công thi công xây dựng công trình đã được TP. Hà Nội triển khai đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ. Còn việc khởi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh dự kiến chậm hơn so với tiến độ yêu cầu khoảng 3 - 4 tháng.

Đánh giá của Ban quản lý dự án cho thấy, về cơ bản công tác giải phóng mặt bằng đã được thực hiện bám sát tiến độ. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng đối với phần đất ở còn chậm, đặc biệt là việc đầu tư các khu tái định cư.

Hiện tại, các địa phương mới hoàn thành giải phóng mặt bằng chủ yếu thuộc phạm vi đất nông nghiệp. Đối với phạm vi đất ở, đất tín ngưỡng, đất hộ gia đình, tổ chức… chưa được các địa phương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao và công tác xây dựng các khu tái định cư vẫn chưa hoàn thành.

Do đó, các địa phương đẩy đang đẩy nhanh thủ tục đầu tư các dự án thành phần hạng mục các khu tái định cư và sớm đầu tư xây dựng hoàn thành các khu tái định cư; xác định giá đất cụ thể đầu đi, đầu đến; thực hiện đo đạc, kiểm đếm, lập thẩm định phê duyệt phương án… để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao phần đất thổ cư xong trước 31.12.2023. Trường hợp không kịp hoàn thành các khu tái định cư theo tiến độ nêu trên thì phải phê duyệt phương án tạm cư cho các hộ dân.

Về công tác di chuyển mộ, tổng số mộ chí còn lại chưa được di chuyển trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố là 9.929 ngôi. Do đó, đề nghị các địa, phương đẩy nhanh công tác khảo sát, lập thẩm định phê duyệt phương án di chuyển mộ bảo đảm kịp thời chi trả tiền và di chuyển mộ của các hộ dân trong mùa khô sắp tới, bảo đảm hoàn thành di chuyển mộ của dự án trong năm 2023. UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh khẩn trương đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở Dự án thành phần 2.2 và Dự án thành phần 2.3 để bảo đảm khởi công dự án trong tháng 9.2023.

Về công tác thẩm định Dự án thành phần 3 (Dự án PPP), hiện nay, UBND TP. Hà Nội đã trình Hội đồng thẩm định Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định đang tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, làm cơ sở để Hà Nội phê duyệt dự án dự kiến trong tháng 9.2023.

Về công tác thẩm định Dự án thành phần 3, hiện nay, Ban QLDA đã có văn bản gửi UBND, HĐND, MTTQ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đề nghị cho ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án thành phần 3 (Dự án PPP). Đề nghị UBND các địa phương sớm có văn bản gửi các cơ quan nêu trên để sớm có ý kiến làm cơ sở hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3.

Không để xảy ra sai sót trong quá trình triển khai dự án

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng biểu dương, đánh giá cao 3 địa phương đã chỉ đạo triển khai bài bản, thực hiện quyết liệt và có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội. Dự án đã đạt được một số kết quả tương đối tốt trong công tác công tác giải phóng mặt bằng. Cả 3 địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đều thể hiện quyết tâm cuối năm sẽ bàn giao xong mặt bằng cho Dự án.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp tục nhấn mạnh đây là dự án trọng điểm Quốc gia, đi qua 3 địa phương, quy mô chia làm 3 tiểu dự án thành phần nhưng là các dự án lớn nhất của các địa phương. Vì vậy, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh phối hợp với Bộ Xây dựng thẩm định hồ sơ thiết kết, cơ sở dự toán để xây dựng dự án thành phần 2.1, 3.1 để lựa chọn nhà thầu, khởi công dự án thành phần 2 vào cuối tháng 9.2023. 

Bí thư Thành ủy cũng đề nghị rà soát lại các mỏ vật liệu và cần phải xác định rõ về nhận thức là vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án đường Vành đai 4.

Bên cạnh đó, các địa phương tập trung cao độ vào công tác giải phóng mặt bằng các khu tái định cư, bố trí đất ở cho người dân. Trong đó lưu ý phải đầu tư đồng bộ về hạ tầng để tạo thuận lợi cho người dân với tinh thần “nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. "Phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng bảo đảm 100% vào cuối tháng 12.2023 theo Nghị quyết của Chính phủ", Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Trưởng ban Chỉ đạo dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cũng đề nghị các địa phương tập trung cao độ, phối hợp tốt hơn nữa, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án. Trưởng ban Chỉ đạo đặc biệt lưu ý các tỉnh, thành phố chú trọng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, chủ động phòng ngừa, không để xảy ra sai sót trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Ví dụ như mỏ vật liệu phục vụ cho dự án đường Vành đai 4 thì không được phép khai thác để bán ra bên ngoài hay phục vụ dự án khác.

Địa phương

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.