PCI 2022: Quảng Ninh là quán quân lần thứ 6 liên tiếp

Tại Lễ Công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022, sáng 11.4, Quảng Ninh lần thứ 6 liên tiếp là tỉnh đạt vị trí quán quân.

Các địa phương trong top 5 PCI 2022 lần lượt là: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp. Bảng xếp hạng này được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra.

PCI 2022: Quảng Ninh Quán quân lần thứ 6 liên tiếp, Bắc Giang về ngôi Á -0
Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, Lễ Công bố báo cáo thường niên của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã thành một thông lệ trong nhiều năm qua. Đây đã là năm thứ 18 liên tiếp mà PCI được thực hiện. Đó là 18 năm PCI kiên định và bền bỉ với sứ mệnh “đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước”. 18 năm PCI chuyển mình trở thành bộ công cụ đánh giá chất lượng quản trị công uy tín hàng đầu ở trong nước và quốc tế. Qua gần hai thập kỷ, PCI đã trở thành phương tiện hữu hiệu truyền tải những thông điệp và kỳ vọng của khu vực doanh nghiệp đến với các cấp chính quyền. Với chính quyền cấp tỉnh, PCI là biểu tượng của sự cầu thị, lắng nghe và tinh thần hợp tác với khu vực doanh nghiệp.

PCI 2022: Quảng Ninh Quán quân lần thứ 6 liên tiếp, Bắc Giang về ngôi Á -0
Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2022 với 72,95 điểm trên thang điểm 100

“Khảo sát PCI 2022 được tiến hành trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức và cả những cơ hội đan xen. Khi nhiều doanh nghiệp vừa gắng gượng vượt qua những thời điểm đen tối của đại dịch Covid-19 và bắt đầu quá trình phục hồi thì những cú sốc mới của kinh tế - địa chính trị toàn cầu lại ập đến như chiến tranh, khủng hoảng năng lượng, bất ổn tài chính - ngân hàng, lạm phát tăng cao và sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng toàn cầu.

Triển vọng tăng trưởng ảm đạm của các nền kinh tế lớn đi cùng nỗi lo lạm phát trên thế giới đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam… Trong điều kiện bất lợi ấy, vai trò của các chính quyền địa phương được chú ý nhiều hơn với những kỳ vọng lớn hơn về tạo thuận lợi môi trường kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các thách thức, phục hồi và phát triển ổn định. Bởi vậy, “hy vọng” là từ khóa chủ đề của Lễ Công bố PCI năm nay.”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công chia sẻ.

PCI 2022: Quảng Ninh Quán quân lần thứ 6 liên tiếp, Bắc Giang về ngôi Á -0
Lần đầu tiên VCCI, USAID cùng các đối tác tư nhân giới thiệu và công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI)

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định, Từ kết quả PCI, những dư địa cải cách được nhận diện và những giải pháp được chia sẻ. Là chỉ số của hành động, PCI thúc đẩy các địa phương cải thiện chất lượng điều hành dựa trên bằng chứng. PCI cũng lan tỏa nhiều mô hình hay, nhiều thực tiễn tốt của những tỉnh là “ngôi sao” cải cách đến các địa phương còn lại trong cả nước để thu hẹp chênh lệch về chất lượng quản trị giữa các địa phương. Với mục tiêu truyền tải tiếng nói và nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố, khảo sát PCI 2022 đã nhận được phản hồi của tổng cộng của gần 12.000 doanh nghiệp…

PCI 2022: Quảng Ninh Quán quân lần thứ 6 liên tiếp, Bắc Giang về ngôi Á -0
Ban Tổ chức trao biểu trưng cho đại diện 10 tỉnh, thành phố chó chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc năm 2022

Phát biểu tại buổi Lễ, Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) Aler Grubbs đánh giá, PCI 2022 là thước đo kinh tế cho các tỉnh thành một bức tranh để nhìn nhận cụ thể về những thay đổi của địa phương trong cải cách thủ tục hành chính. Năm nay cũng là 10 năm hợp tác giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, năm nay báo cáo VCCI cũng có những bước cải thiện trên hành chính đó, xu hướng cải thiện liên tục được duy trì, PCI 2022 cũng cho thấy những thách thức đang tồn tại và những tác động từ bối cảnh quốc tế…

PCI 2022: Quảng Ninh Quán quân lần thứ 6 liên tiếp, Bắc Giang về ngôi Á -0
Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) Aler Grubbs phát biểu tại buổi lễ

Trong Báo cáo được công bố năm nay, lần đầu tiên VCCI, USAID cùng các đối tác tư nhân giới thiệu và công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác. Chủ tịch VCCI chúc mừng ba tỉnh đứng đầu Chỉ số PGI lần đầu tiên là Trà Vinh, Lạng Sơn và Bắc Ninh.

Phát biểu tại buổi Lễ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc thúc đẩy phát, triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và nâng cao chất lượng điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp, quyết tâm đột phá vào các điểm nghẽn, mở ra các cơ hội phát triển mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo… Đối với Quảng Ninh, PCI có ý nghĩa quan trọng trong phát triển toàn diện ổn định đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

PCI 2022: Quảng Ninh Quán quân lần thứ 6 liên tiếp, Bắc Giang về ngôi Á -0
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi lễ

“Quảng Ninh 7 năm liền giành vị trí Quán quân PCI và 10 năm liền thuộc top các tỉnh thành phố có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước. Quảng Ninh duy trì vị trí hàng đầu liên tục thời gian suốt 10 năm qua về chỉ số PCI hàm chứa trong đó là lòng tin chiến lược của các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp…”, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký chia sẻ.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.