Ngành giáo dục Kon Tum: Nhiều giải pháp thiết thực để phát triển toàn diện

Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, ngành Giaos dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đã đề ra nhiều giải pháp phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ưu tiên nguồn lực giáo viên,  cơ sở vật chất

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: Việc rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp ở một số nơi chưa thực sự hợp lý, hiệu quả, chưa bảo đảm môi trường thuận lợi và công bằng trong tiếp cận học tập cho trẻ em, học sinh. Vẫn còn tình trạng thiếu phòng học, nhiều phòng học đã xuống cấp, phải học nhờ, học tạm; thiếu nhà thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch.

Đặc biệt, điều kiện sinh hoạt của học sinh bán trú ở các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường có học sinh bán trú, học sinh các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tối thiểu.

Cơ cấu giáo viên giữa các môn học, cấp học chưa đồng bộ, còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Trong khi đó, các chính sách đãi ngộ chưa đủ sức thu hút giáo viên, đặc biệt là giáo viên giỏi lên công tác tại các địa bàn khó khăn; nguồn tuyển dụng giáo viên không đủ.

Ngành giáo dục Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn 2045 – nhiều giải pháp thiết thực. -0
Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nguồn: ITN

Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15.11.2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị. Trong đó, ngành giáo dục xác định mục tiêu: Đến năm 2030, bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng; nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, coi đây là một những khâu đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Với đặc trưng của vùng, bao gồm những thuận lợi và khó khăn đan xen, để triển khai thực hiện được các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045, tỉnh Kon Tum đặt ra mục tiêu: tập trung các chính sách tốt nhất để ưu tiên nguồn lực giáo viên giỏi, bảo đảm định mức giáo viên theo quy định nhóm, lớp, phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp của các địa phương; bổ sung đủ thiết bị dạy học theo quy mô từng trường.

Cụ thể về giáo dục mầm non, bảo đảm 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình toàn diện, phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ. Có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến cơ sở giáo dục, trong đó có 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi.

Về giáo dục phổ thông, toàn tỉnh phấn đấu trên 80% cơ sở giáo dục tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trên 65% trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia, trên 85% học sinh DTTS tốt nghiệp THPT tham gia học đại học và cao đẳng, trung cấp hoặc đào tạo nghề.

Về giáo dục thường xuyên và đại học, sẽ đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ của các đơn vị gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Tăng cường phối hợp, liên kết giữa các ngành, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa thể thao để tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tăng cường tổ chức các lớp phổ biến kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ và xóa mù chữ gắn với dạy nghề truyền thống, dạy nghề ngắn hạn.

Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh có 1 trường Đại học đa ngành nghề cùng với Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đảm bảo về cơ cấu đội ngũ và chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương.

Đồng bộ nhiều giải pháp 

Ngành giáo dục tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu đến năm 2045, mạng lưới cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh phải phát triển toàn diện, phù hợp với quy mô dân số, tăng số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh. Cùng đó, nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng giáo dục chuyên sâu như xây dựng trường THPT chuyên với quy mô 2.000 học sinh.

Theo đó, để bảo đảm chất lượng giáo dục chuyên sâu và toàn diện, ngành giáo dục tỉnh đề ra nhiều giải pháp thiết thực như: tập trung rà soát việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên hợp lý, hiệu quả; có biện pháp lâu dài để quy hoạch, tuyển dụng và bố trí đủ giáo viên dạy đúng và đủ các môn học, đảm bảo đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học, Công nghệ, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, giáo viên các môn nghệ thuật.

Chủ động nguồn tuyển dụng giáo viên thông qua hình thức đào tạo mới theo địa chỉ, đào tạo liên thông; Đồng thời, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý cũng được xem là giải pháp then chốt.

Mặt khác, tỉnh sẽ triển khai thực hiện các giải pháp nhằm duy trì vững chắc và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục. Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó quan tâm chỉ đạo việc củng cố, nâng cao các tiêu chuẩn để giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia).

Tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; khai thác có hiệu quả kho học liệu số; tăng cường các điều kiện bảo đảm và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học trực tuyến.

Địa phương

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre
Địa phương

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre

Cây cầu Trăng Xanh khang trang, kiên cố được Quỹ Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) tài trợ xây dựng chỉ trong hơn 20 ngày đã chính thức đi vào sử dụng từ ngày 10.4.2025. Cây cầu không chỉ nối liền đôi bờ, mà còn nối nhịp yêu thương, thể hiện tình cảm của Quỹ dành tặng bà con nơi đây.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu kết luận tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa diễn ra
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy theo mô hình mới

Thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương về triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh đã sớm nhận diện được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc kiện toàn bộ máy chính quyền. Với vị thế là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năng động, việc xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả càng trở nên quan trọng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển thời gian tới.

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng

TP. Hồ Chí Minh đang tập trung đẩy nhanh đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường, xử lý nước thải tại khu đô thị, làng nghề, khu - cụm công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm tại các lưu vực sông, đặc biệt là sông Sài Gòn, kênh Ba Bò và tuyến Suối Cái – những điểm nóng ô nhiễm kéo dài nhiều năm qua.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Mỹ Anh cùng liên danh trúng nhiều gói thầu tại tỉnh Sơn La với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách thấp
Địa phương

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Mỹ Anh cùng liên danh trúng nhiều gói thầu tại tỉnh Sơn La với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách thấp

Trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Mỹ Anh trúng hơn 50 gói thầu với tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Nhiều gói thầu doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Sơn La thường có mức tiết kiệm rất thấp so với tỷ lệ tiết kiệm trung bình của cả nước trong lĩnh vực đấu thầu đầu tư công.