Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng phục vụ

Trong 10 năm qua, quận Nam Từ Liêm có nhiều năm giữ thứ hạng cao về chỉ số cải cách hành chính trong các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thủ đô; kết quả đó đến từ quá trình không ngừng đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ các chỉ tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính. Qua đó, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan trên địa bàn.

Chủ động triển khai nhiều giải pháp, mô hình

Trưởng Phòng Nội vụ UBND quận Nam Từ Liêm Nguyễn Thị Hoài Thu chia sẻ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận đã triển khai đồng bộ 6 nội dung công tác cải cách hành chính (CCHC). Cùng với đó, quận đã chủ động nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp, mô hình CCHC trong 10 năm hình thành và phát triển, như: “Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm”; “Một cửa đô thị hiện đại”; “Ngày không viết”, “Ngày không đợi” tại Bộ phận Một cửa của các đơn vị...

Bên cạnh đó, quận cũng đã chủ động nghiên cứu, thực hiện tinh gọn bộ máy nhằm bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đạt thành tích nổi bật khi trở thành đơn vị đầu tiên trong số 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội có Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng được UBND thành phố phê duyệt giao quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc. Quận cũng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đối thoại với nhân dân thông qua việc đối thoại trực tiếp và trực tuyến một phần tại tổ dân phố giữa công dân và Chủ tịch UBND phường (thí điểm thực hiện tại phường Trung Văn). Đặc biệt, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập quận, UBND phường Phương Canh đã đã tổ chức lễ ra mắt mô hình chuyển đổi số trong cải cách hành chính, trong đó đã xây dựng "Cổng thông tin điện tử phường Phương Canh” trên nền tảng Zalo OA. Tới đây, phường Mỹ Đình 2 sẽ là đơn vị tiếp theo thực hiện mô hình này. 

Lãnh đạo thành phố Hà Nội và quận Nam Từ Liêm ấn nút ra mắt mô hình chuyển đổi số trong cải cách hành chính tại phường Phương Canh
Lãnh đạo thành phố Hà Nội và quận Nam Từ Liêm ấn nút ra mắt mô hình chuyển đổi số trong cải cách hành chính tại phường Phương Canh

Cùng với các mô hình, giải pháp nêu trên, quận Nam Từ Liêm đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của công dân thông qua hệ thống “đánh giá kép” gồm đánh giá thông qua thiết bị CNTT bố trí tại từng quầy giao dịch và đánh giá tự động thông qua hệ thống camera đánh giá tại phường; thực hiện lưu giữ thông tin kê khai, kết quả giải quyết hồ sơ hành chính để phục vụ công dân trong những lần liên hệ công tác tiếp theo... Ngoài ra, quận còn thực hiện tiếp nhận ý kiến phản ánh của công dân thông qua các mã QR code được bố trí tại trụ sở Một cửa các đơn vị thuộc quận. "Đặc biệt, trong nhiều năm liền quận là địa phương có chỉ số CCHC thuộc nhóm dẫn đầu thủ đô. Năm 2016, đứng thứ 3/30; liên tục 2 năm 2017 và 2018 đứng thứ 1/30; năm 2022 và 2023 đứng thứ 2/30 quận, huyện, thị xã", bà Nguyễn Thị Hoài Thu thông tin thêm.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và trách nhiệm người đứng đầu

Cả 10 phường trên địa bàn quận đều triển khai kế hoạch cao điểm tuyên truyền định danh điện tử hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng VneID và cách thức đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Duy trì hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng các phường và Tổ dân phố. Cung cấp chữ ký số miễn phí cho công dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của quận và 10/10 phường với số lượng trên 300 chữ ký số cho người dân.

"Nam Từ Liêm là một trong những quận, huyện đầu tiên thành lập 10 tổ công nghệ số cộng đồng tại 10 phường và thành lập 139/139 tổ công nghệ số trên địa bàn dân cư. UBND các phường đã hoàn thành và triển khai thực hiện đánh giá sự hài lòng thông qua thiết bị CNTT và đang tiếp tục triển khai thực hiện tích hợp camera đánh giá thông qua công nghệ AI tự động", bà Nguyễn Thị Hoài Thu nêu rõ.

Trong thời gian tới, lãnh đạo quận Nam Từ Liêm khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện mô hình “Một cửa đô thị hiện đại” gắn với “chuyển đổi số trong quản trị, điều hành” tại quận và UBND các phường. Theo Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Mai Trọng Thái, đến năm 2025, quận sẽ phấn đấu đứng trong top 3 về CCHC khối quận, huyện, thị của thành phố; phấn đấu 100% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn và trước hạn; công khai, minh bạch các thông tin về TTHC để cá nhân, tổ chức dễ tiếp cận, khai thác, sử dụng và giám sát việc thực hiện.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể nêu trên, UBND quận Nam Từ Liêm đã đề ra nhiều giải pháp căn cơ. Theo đó, sẽ thực hiện nền hành chính hiện đại, phát triển, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và công nghệ số trong hoạt động của cơ quan nhà nước; triển khai đồng bộ, có hiệu quả việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện ứng dụng CNTT vào đổi mới phương thức làm việc nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan; tăng cường xử lý công việc trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ...

"Đặc biệt, quận Nam Từ Liêm sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu vị trí công tác bảo đảm sát thực tế, nội dung đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến quá trình thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức", Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cam kết.

Địa phương

Mô hình sân bay Long Thành. Ảnh: TL
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đô thị Long Thành

Tại Hội nghị chuyên đề về công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và phát triển đô thị sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt vừa được UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh: Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành và sông Đồng Nai được xác định là 2 lợi thế cực kỳ lớn của tỉnh trong quá trình phát triển. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đối với đô thị Long Thành sẽ là cơ sở khai thác, phát huy hết lợi thế phát triển.

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển
Địa phương

Phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc vững mạnh, phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV vừa được tổ chức thành công đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác dân tộc giai đoạn tới. Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc mong muốn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể phát huy nội lực, xây dựng cộng đồng dân tộc ngày càng vững mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức
Địa phương

Bí thư Thành uỷ Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại 2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức

Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18.11.1930-18.11.2024 thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh những thành công của Thủ đô và đất nước trong năm 2024 có được là nhờ sự tin tưởng, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân.

 Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa phương

Chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa và luôn khẳng định là địa chỉ giáo dục tin cậy của các bậc phụ huynh, thế hệ học sinh. Trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

Quang cảnh hội thảo
Trên đường phát triển

Sự kiện "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau” vẫn còn nguyên giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"

Sông Đốc rộn ràng không khí chào mừng ngày truyền thống hào hùng năm xưa
Trên đường phát triển

Sông Đốc hôm nay

70 năm trước, tại Sông Đốc đã diễn ra một cuộc chia ly ngời sắc đỏ, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, các học sinh miền Nam, cả những em bé vài tháng tuổi đã lên tàu tập kết ra Bắc với niềm tin "ra đi để trở về". 70 năm sau, Sông Đốc đã trở  thành một thị trấn sầm uất, những người ra đi năm xưa và những người ở lại đã chung tay thực hiện ước nguyện xây dựng quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời dạy của Bác Hồ.

Dự án chăn nuôi gà tại xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân
Trên đường phát triển

Thực hiện hiệu quả chính sách an sinh, giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, an sinh xã hội vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Giang đối với người dân nói chung và những đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng 130 gói thầu tiết kiệm 0 đồng, thế chấp nhiều hợp đồng tại ngân hàng
Địa phương

Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng 130 gói thầu tiết kiệm 0 đồng, thế chấp nhiều hợp đồng tại ngân hàng

Thời gian gần đây, Công ty TNHH Y tế Việt Tiến liên tục trúng hàng trăm gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị y tế tại nhiều địa phương. Trong đó có 130 gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm 0 đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này hiện đang phải thế chấp hàng loạt hợp đồng, tài sản tại ngân hàng để vay tiền.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.