Lâm Đồng: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án cao tốc

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tỉnh Lâm Đồng để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các tuyến cao tốc: Nha Trang - Đà Lạt, Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

Tại tỉnh Lâm Đồng sẽ triển khai 3 dự án cao tốc gồm: Cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức công tư PPP, hợp đồng BOT, tổng chiều dài khoảng 80km, tổng mức vốn đầu tư 25.058 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước tham gia dự án là 17.540 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư huy động là 7.517 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến 2024 - 2028, dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất.

Lâm Đồng: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án cao tốc -0
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc làm việc

Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương (đấu nối với dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc) có chiều dài 73,64km, tổng mức vốn đầu tư 19.521 tỷ đồng, đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 151/NQ-HĐND ngày 9.12.2022 và Nghị quyết số 277/NQ-HĐND ngày 19.4.2024. Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng chiều dài 66km, tổng mức đầu tư khoảng 17.200 tỷ đồng, dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 10.11.2022. Hai dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2026.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện 2 dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương và Tân Phú - Bảo Lộc đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách và khả năng huy động vốn, cụ thể: Theo chủ trương đầu tư đã được phê duyệt, phần vốn nhà nước tham gia 2 dự án chưa cao (chưa đạt 50%), dự án không áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu nên giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư tăng lên khá cao so với tính toán ban đầu; một phần diện tích của 2 dự án nằm trong quy hoạch thăm dò, chế biến khoáng sản theo Quyết định số 866/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Lâm Đồng: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án cao tốc -0
Phối cảnh dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt

Riêng với dự án Tân Phú - Bảo Lộc, đến nay chỉ có Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cam kết thu xếp cho vay nhưng do điều kiện cho vay của ngân hàng này yêu cầu vốn của chủ sở hữu tham gia quá trình thực hiện dự án tối thiểu phải đạt 20% tổng vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), nên nhà đầu tư chưa đủ điều kiện vay vốn theo quy định.

Phó Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư, 2 tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa chủ động trong nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt. Về 2 dự án còn lại là Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, Phó Thủ tướng yêu cầu Lâm Đồng rà soát lại dự án, giữ nguyên tổng mức đầu tư, tỷ lệ cơ cấu góp vốn giữa nhà nước và nhà đầu tư; nhà đầu tư cùng với tỉnh Lâm Đồng báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về những vướng mắc trong việc vay vốn theo Nghị định số 78/2023/NĐ-CP nhằm sớm tháo gỡ khó khăn về vốn; đề nghị các ngân hàng thương mại sớm xem xét, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn; linh hoạt trong xử lý nếu gặp vướng mắc trong quy hoạch khoáng sản khi thực hiện dự án, bảo đảm cho 3 dự án cao tốc sớm được triển khai, góp phần tăng cường kết nối Lâm Đồng với các khu vực trong cả nước, thúc đẩy Lâm Đồng và các địa phương phát triển.

Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ
Địa phương

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ

Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, tính đến 6h ngày 16.9, mực nước trên sông Đáy tại An Mỹ đạt báo động II; sông Bùi tại Phúc Lâm đạt báo động III, mực nước các hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao; riêng hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn…

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án
Địa phương

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án

Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi tại Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị thanh tra lại tính pháp lý của dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp thực hiện dự án cũng than khó vì dự án kéo dài 21 năm nhưng đến nay chỉ nhận hơn 6.400m2/43.300m2 đất.

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3

Vừa qua, tại huyện Vân Đồn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh đã gặp mặt, động viên, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản (NTTS), trồng rừng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển
An ninh cơ sở

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh và trật tự biển đảo trong tình hình mới.

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội
Địa phương

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội

Theo Báo cáo nhanh về ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Chương Mỹ (từ 15h30 ngày 14.9 đến 6h30 ngày 15.9), mực nước sông Bùi có xu hướng giảm nhẹ từ 7,75m chiều qua, sáng nay còn 7,66m, trên mức báo động 3. Sông Đáy giảm từ 6,81m xuống còn 6,69m, trên mức báo động 2. Mực nước các hồ: Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu cũng giảm nhẹ từ 1 đến 2m. Tuy nhiên mực nước này đều đang vượt ngưỡng tràn.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân
Địa phương

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân

Nhấn mạnh: Bất kỳ một Đảng, Nhà nước nào, lòng dân là hết sức quan trọng; Đảng, Nhà nước đó có giữ được lòng dân hay không, khi ấy mới nói tới sự trường tồn. Do đó, mấu chốt của vấn đề là phải giữ được lòng dân, muốn vậy phải phụng sự Nhân dân thật tốt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị đổi mới phương thức, quản lý, điều hành, xây dựng phong cách làm việc “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” để chính quyền có đủ năng lực, hiệu quả, phụng sự Nhân dân.