Kiên Giang: Hội nghị lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang phối hợp với Tòa án Nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang Lê Thị Minh Hiếu chủ trì hội nghị.

Dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) gồm 9 chương, 151 điều; trong đó, bổ sung 51 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên 7 điều. So với Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, dự thảo luật giảm 2 chương, tăng thêm 54 điều.

Bố cục của dự thảo luật gồm: Những quy định chung; nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân; Hội đồng tư pháp quốc gia; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong Toà án nhân dân; hội thẩm; tổ chức xét xử; bảo đảm hoạt động của Toà án nhân dân; điều khoản thi hành.

Kiên Giang: Hội nghị lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) -0
Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Nguyễn Việt Thắng phát biểu tại hội nghị

Việc sửa đổi Luật Tổ chức Toà án nhân dân nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Toà án nhân dân; xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Tại hội nghị, Chánh án Toà án tỉnh đã phát biểu tóm tắt những nội dung sửa đổi, bổ sung lớn của dự thảo Luật, thông tin thêm những thành tựu đạt được, còn tồn tại những vướng mắc, bất cập và một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Cơ bản thống nhất cao với các nội dung dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi), các ý kiến thảo luận, đóng góp tập trung vào một số vấn đề lớn và cơ bản của dự thảo Luật như: Nội hàm về quyền tư pháp, về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, việc hình thành thiết chế Hội đồng Tư pháp Quốc gia; về nhiệm kỳ của Thẩm phán, về hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Tòa án; việc đổi tên Toà án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, việc thành lập Toà án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, có cơ chế bảo vệ Thẩm phán...

Những ý kiến, kiến nghị tại hội nghị này sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, nghiên cứu phát biểu tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV sắp tới.

Địa phương

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Địa phương

Hà Nội: Thúc đẩy, phát triển chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID). Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết quy định Mức thu bằng "không" áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến.

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Địa phương

Phổ biến quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Sáng 14.11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22.10.2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị.

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai Luật Thủ đô là cú hích cho TP. Hà Nội

Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn của các chuyên gia, nhà khoa học, đóng góp cho TP. Hà Nội những giải pháp, cách thức triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực
Địa phương

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, từ nay đến cuối năm 2024, giải quyết dứt điểm, kết thúc theo dõi, chỉ đạo 19 vụ án, vụ việc diện theo dõi, chỉ đạo (trong đó có 8 vụ giao cho Tòa án nhân dân thành phố, 11/15 vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo).

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Địa phương

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 14.11, Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý, xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng và công tác phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội
Địa phương

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội

Phát biểu tham luận tại Hội thảo khoa học về Luật Thủ đô sửa đổi, TS. Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, Luật Thủ đô số 39/2024/QH15, ban hành ngày 28.6.2024 đã mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô.

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên
Trên đường phát triển

Huy động mọi nguồn lực để Thủ đô Hà Nội bứt phá đi lên

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh đến việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024.

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái
Địa phương

Thanh Oai hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái

Để từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quận xanh, sinh thái của Thủ đô, huyện Thanh Oai cần định hình rõ mục tiêu, hình thái xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, không gian, vi mô hơn là “xanh” trong công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, dịch vụ - thương mại…; bảo đảm nguồn lực và cơ chế, chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống làng xã; đặt lên hàng đầu các tiêu chí về chất lượng môi trường…

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
Địa phương

Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Bình Dương triển khai kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, nhằm tập trung cao độ và huy động tối đa các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian còn lại của năm 2024.

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo
Địa phương

Khánh Hòa: Tiếp tục vận động kinh phí xây dựng mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nghiêm Xuân Thành vừa làm việc với UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các chi nhánh ngân hàng thương mại về công tác hưởng ứng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”.

Tín dụng chính sách đã góp phần thay đổi Lục Yên
Địa phương

Lục Yên khôi phục sản xuất sau thiên tai

Lục Yên, Yên Bái đã bước qua những ngày kinh hoàng của bão số 3 (bão Yagi). Cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã bắt nhịp lại với đời sống thường nhật. Với sự trợ giúp kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào cả nước, đặc biệt là dòng vốn tín dụng chính sách; bà con đang tích cực khôi phục sản xuất, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa như lương thực, rau quả và mở mang nghề tiểu thủ công nghiệp, chế tác đá quý… quyết tâm không để cái nghèo quay trở lại.

Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của TP Hà Nội
Địa phương

Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững

Một trong những đặc thù của sản phẩm OCOP là phải mang nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Thời gian qua, cùng với phát triển sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất. Thành phố cũng đang thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, phát triển bền vững.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong những tháng cuối năm 2024

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra công văn yêu cầu các ban ngành và địa phương tăng tốc tiến độ thực hiện các dự án, với trọng tâm là hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2024. Tỉnh dự kiến sẽ khởi công 10 dự án trong hai tháng cuối năm.

Khánh Hòa thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trung Nhân
Địa phương

Khánh hòa tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ tầm quan trọng, tính đột phá của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn… Qua đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài.