Huyện Quang Bình, Hà Giang: Triển khai các chương trình, đề án thực chất, không chạy theo thành tích

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn tại buổi làm việc của UBND tỉnh với Ban Thường vụ Huyện ủy Quang Bình ngày 2.4.

Thu ngân sách hết quý I đạt 13 tỷ đồng

Báo cáo với Đoàn công tác của UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo huyện Quang Bình cho biết: Ngay từ đầu năm, huyện đã tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch hành động triển khai nhiệm vụ; phát động thi đua xây dựng huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2025. Trong quý I, đối với 18 chỉ tiêu chủ yếu mà UBND tỉnh giao, có 4 chỉ tiêu đạt trên 80%, 2 chỉ tiêu đạt dưới 20%, 12 chỉ tiêu đánh giá cuối năm. Đối với 12 chỉ tiêu chủ yếu đặc thù huyện đề ra, có 4 chỉ tiêu đạt trên 90%, 2 chỉ tiêu đạt dưới 50% và 6 chỉ tiêu đánh giá cuối năm.

Triển khai các chương trình, đề án cần thực chất, không chạy theo thành tích -0
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại cuộc làm việc

Tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm như Dự án Cải tạo, nâng cấp đường ĐT.183, ĐT.178 hiện đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Một số hộ chưa nhận tiền cơ bản đã nhất trí với phương án bồi thường; huyện tiếp tục chỉ đạo hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư chi trả theo quy định. Việc di chuyển các hạng mục kỹ thuật thuộc phạm vi các dự án đến nay đã hoàn thành kiểm đếm, lập phương án bồi thường và làm việc với các đơn vị liên quan để phê duyệt theo quy định. Thu ngân sách được 13 tỷ đồng, đạt 220% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước được 44 tỷ đồng, đạt 14,97% kế hoạch.

Cùng với đó, các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được huyện triển khai tích cực; việc huy động, lồng ghép, phân bổ vốn đầu tư bám sát các tiêu chí xây dựng NTM, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu; nguồn vốn sự nghiệp ưu tiên phân bổ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần nhằm hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống người dân. Hiện, toàn huyện có 9/14 xã đạt chuẩn NTM (đạt 64,28%), còn 5 xã phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2025.

Triển khai các chương trình, đề án cần thực chất, không chạy theo thành tích -0
Toàn cảnh cuộc làm việc

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, các đại biểu kiến nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, cho phép huyện thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG và bổ sung nguồn vốn đầu tư còn thiếu; bố trí nguồn vốn hỗ trợ các hộ di dân xen ghép và có hướng dẫn cụ thể; hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh cho huyện trong năm 2024 và 2025 để triển khai thực hiện hoàn thành đề án huyện đạt chuẩn NTM. Xem xét cho chủ trương sử dụng kinh phí bồi thường, GPMB dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.178 và ĐT.183 để di chuyển vị trí cột điện, sớm bàn giao mặt bằng thực hiện dự án…

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: Năm 2024 là năm quyết định thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, vì vậy, Quang Bình cần tăng tốc để tạo bứt phá thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; có kế hoạch, lộ trình cụ thể hoàn thành mục tiêu huyện đạt chuẩn NTM. Quyết tâm, quyết liệt thực hiện kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn; tiết kiệm và quản lý chặt chẽ chi ngân sách. Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu để có giải pháp sát thực tiễn, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB các công trình, dự án trên địa bàn; triển khai kế hoạch bán đấu giá quyền sử dụng đất, phấn đấu tăng thu so với dự toán tỉnh giao. Đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư công; ưu tiên triển khai các dự án trọng điểm; tích cực xuống cơ sở để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án. Tập trung lồng ghép các nguồn vốn thực hiện 3 Chương trình MTQG; tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người dân trong huyện về các Chương trình MTQG, tạo sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng thực hiện và bảo đảm đúng mục tiêu, đối tượng.

Triển khai các chương trình, đề án cần thực chất, không chạy theo thành tích -0
Bí thư Huyện ủy Quang Bình Nguyễn Trung Ngọc phát biểu tại cuộc làm việc

Người đứng đầu UBND tỉnh yêu cầu Quang Bình cần xác định rõ tiềm năng, lợi thế để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; kiểm soát chặt chẽ về giống, quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh. Chú trọng công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, tạo sinh kế để tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Đặc biệt, triển khai các chương trình, đề án lớn của tỉnh cần thực chất, không chạy theo thành tích.

Địa phương

TP. Hải Phòng: Dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn để chủ động ứng phó bão số 3
Hoạt động chính quyền

TP. Hải Phòng: Dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn để chủ động ứng phó bão số 3

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương triển khai công tác ứng phó, phòng chống Bão số 3 (Yagi), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng Lê Tiến Châu nhấn mạnh yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác ứng phó với bão số 3; ngoài kịch bản chung thành phố, từng địa phương dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn địa phương để chủ động phương án ứng phó…

Ninh Bình: Lãnh đạo chủ chốt các cấp trực 24/24 giờ để chỉ đạo ứng phó bão số 3 đổ bộ
Địa phương

Ninh Bình: Lãnh đạo chủ chốt các cấp trực 24/24 giờ để chỉ đạo ứng phó bão số 3 đổ bộ

Trước tính chất nguy hiểm của siêu bão số 3 (Yagi), tỉnh Ninh Bình đã chủ động các phương án để ứng phó với phương châm “bốn tại chỗ”, nhằm nhằm phòng ngừa, ứng phó với bão ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Hà Nam: Ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”
Địa phương

Hà Nam: Ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”

Dự báo, trưa đến chiều nay, (7.9), tâm bão số 3 sẽ đi vào đất liền Quảng Ninh đến Thái Bình với cường độ cấp 10 - 12. Hà Nam cũng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão. Để chủ động ứng phó với siêu bão, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu các huyện, thành phố tập trung theo dõi bám sát thông tin dự báo, cảnh báo và chủ động triển khai phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế theo đúng phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.

Thái Bình: Sẵn sàng, triển khai các phương án ứng phó khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền
Địa phương

Thái Bình: Sẵn sàng, triển khai các phương án ứng phó khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Sáng 7.9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Lại Văn Hoàn cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra công tác ứng trực, chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3 tại các huyện Tiền Hải, Thái Thụy.

Vĩnh Phúc “làm tổ” đón các nhà đầu tư
Địa phương

Vĩnh Phúc “làm tổ” đón các nhà đầu tư

Sau hơn 2 thập kỷ tái lập, từ tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã bứt phá ngoạn mục, nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và nằm trong danh sách các tỉnh, thành phố đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. 6 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Phúc thu hút được hơn 430 triệu USD vốn FDI, vượt gần 9% kế hoạch đề ra. Đây là minh chứng sống động cho sự năng động, sáng tạo cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

Công ty TNHH MTV Phúc Cường ở Đắk Lắk liên tục trúng thầu xây lắp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “siêu thấp”
An ninh cơ sở

Công ty TNHH MTV Phúc Cường ở Đắk Lắk liên tục trúng thầu xây lắp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “siêu thấp”

Thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Phúc Cường (Công ty Phúc Cường) đã trúng khoảng 47 gói thầu ở nhiều địa phương khác nhau. Đáng chú ý, nhiều gói thầu do doanh nghiệp này trúng thầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó nhiều công trình ở huyện Ea Kar thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Địa phương

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Nhằm hình thành vùng nguyên liệu chế biến, phục vụ xuất khẩu, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển những mô hình, điển hình tiêu biểu trong sáng chế chuyển giao công nghệ cũng như các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại
Trên đường phát triển

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại

Việc thực hiện chuyển đổi số khu vực nông thôn là hành trình lâu dài để thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như người dân. Đồng thời, chuyển đổi số đi từ cơ sở không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Hoàn thiện dữ liệu số ngành nông nghiệp
Trên đường phát triển

Hoàn thiện dữ liệu số ngành nông nghiệp

Bám sát chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai rất tích cực triển khai chuyển đổi số trong công tác quản lý, cụ thể thông qua nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành.