Hướng đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai cho biết, năm 2022, toàn tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra và xử lý 126 trường hợp giết mổ không phép trên địa bàn, tổng số tiền xử phạt các cơ sở vi phạm là 743 triệu đồng và tiêu hủy, xử lý nhiệt gần 15 tấn sản phẩm động vật.

Người tiêu dùng thực hiện truy xuất nguồn gốc các loại thịt bằng điện thoại thông minh tại Co.op Mart Biên Hòa. Nguồn: ITN
Người tiêu dùng thực hiện truy xuất nguồn gốc các loại thịt bằng điện thoại thông minh tại Co.op Mart Biên Hòa. Nguồn: ITN

Tại tỉnh Đồng Nai, mặc dù thiếu về số lượng cơ sở giết mổ được đầu tư theo quy hoạch nhưng đa số các cơ sở giết mổ được cấp phép đang hoạt động không hết công suất, thậm chí cầm chừng vì không cạnh tranh được với giết mổ lậu do các dây chuyền giết mổ hiện đại hoạt động sẽ tốn gấp hai đến ba lần chi phí vận hành. Trong khi đó, nguồn gia súc, gia cầm cung cấp đi thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận chủ yếu là động vật sống, chủ yếu xuất con đem giết mổ ở các tỉnh, thành tiêu thụ.

Đồng Nai đã quy hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ có 58 cơ sở giết mổ. Nhưng hiện tại, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Nai, ngành thú y đang quản lý 45 cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó có 40 cơ sở thuộc mạng lưới giết mổ tập trung và 5 cơ sở giết mổ tạm thời với công suất giết mổ bình quân 1 ngày từ 1,9 - 2,1 ngàn con heo, 37 - 40 ngàn con gà, 50 - 60 con trâu, bò.

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giai đoạn 2021 - 2030, việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành. Như vậy, truy xuất nguồn gốc là xu thế của cả sản xuất nông sản trong nước chứ không chỉ với hàng hóa xuất khẩu.

Theo đó, Sở NN&PTNT tỉnh đã triển khai dự án Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.160 cá nhân, tổ chức đã đăng ký tham gia dự án và được cấp tài khoản gồm: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ, cơ sở giết mổ heo…

Đặc biệt, hầu hết các cơ sở giết mổ heo được cấp phép trên địa bàn tỉnh đều đã đăng ký tham gia dự án Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn. Trước đó, nhiều cơ sở giết mổ đã tham gia đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo cung cấp vào thị trường TP. Hồ Chí Minh là điều kiện thuận lợi để triển khai dự án mới này. 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có hơn 34 ngàn con heo được đeo vòng và dán tem truy xuất nguồn gốc; trên 1,1 ngàn trang trại đã khai báo chăn nuôi trên phần mềm quản lý chăn nuôi Te-food (đạt tỷ lệ khoảng 69,5%). Phần mềm quản lý chăn nuôi Te-food ứng dụng công nghệ 4.0 truy xuất nguồn gốc để quản lý đàn chăn nuôi và thu thập, xử lý thông tin chống dịch bệnh khẩn cấp được triển khai thí điểm trên địa bàn tỉnh vào năm 2019. Đây là mô hình được tỉnh tập trung nhân rộng và đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi tham gia. Hiện mô hình này đang tiếp tục được nhân rộng, ứng dụng vào các trang trại và hộ chăn nuôi gia đình.

Cùng với đó, việc sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc thực phẩm hiện đã được nhiều hệ thống siêu thị bán lẻ triển khai, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, như: thịt heo, thịt gà, rau, củ, quả… Với các mã QR được gắn trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tra cứu thông tin cùng các tiện ích đi kèm, như: thông tin về trang trại, thú y, điểm bán lẻ, thức ăn, tiêm chủng, chu trình xử lý, giết mổ của thực phẩm… bằng các ứng dụng trên điện thoại thông minh một cách đơn giản; giải pháp này được người tiêu dùng phản ánh tích cực và sẽ được nhiều đơn vị bán lẻ nhân rộng thời gian tới.

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…