Hướng đến thị xã văn hóa, du lịch

Ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của tỉnh Yên Bái về mở cửa trở lại ngành du lịch, thị xã Nghĩa Lộ nhanh chóng triển khai nhiều hoạt động kích cầu du lịch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, thực hiện chuyển đổi số ngành du lịch… tiến tới hiện thực hóa mục tiêu trở thành thị xã văn hóa, du lịch.  

Nhiều tín hiệu đáng mừng

Trở lại Khu nghỉ dưỡng Dragonfly Nghĩa Lộ (tổ 1, đồi Pú Lo, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ) sau hơn một năm, gia đình anh Nguyễn Văn Hảo đến từ Hà Nội không khỏi bất ngờ và choáng ngợp trước những thay đổi nơi đây. Anh Hảo cho biết: “Lần này trở lại nghỉ dưỡng, tôi rất ngạc nhiên vì nơi đây đã có nhiều thay đổi với các dịch vụ tiện ích đẳng cấp để phù hợp cho nhiều đối tượng du khách ở mọi lứa tuổi. Không những thế, tôi rất hài lòng về nhiều chương trình quảng bá sản phẩm mới, giảm giá 30% khi khách hàng đặt combo dịch vụ tại đây. Đặc biệt, để chào đón du khách, khu nghỉ dưỡng đã thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch mang đến sự an tâm cho du khách”.

Mới đây, đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên đến với homestay của gia đình sau khi mở cửa trở lại, chị Hoàng Thị Phượng - chủ Homestay Luật Phượng (thôn Điêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ) phấn khởi cho biết: Với sự tuyên truyền, vận động, hỗ trợ của chính quyền địa phương cộng với đó là kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19 đã giúp gia đình chị thay đổi tư duy, nhận thức về làm du lịch. Nếu như trước kia, gia đình chị chỉ kinh doanh dịch vụ ẩm thực, nghỉ dưỡng thì giờ đây còn mở rộng thêm sản xuất hàng hóa, các sản phẩm đặc sản của địa phương để phục vụ du khách. Chính vì vậy, lượng du khách trong năm 2022 đến với gia đình ngày càng đông hơn. Qua đó, nâng cao thu nhập, đời sống cho gia đình.

Cũng giống như chị Phượng, vui mừng vì du lịch sôi động trở lại, bà Hoàng Thị Loan - chủ cơ sở Homestay Loan Khang (thôn Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ) cho biết: Để bảo đảm phục vụ tốt nhất cho du khách đến với homestay, được sự hỗ trợ 20 triệu đồng từ các chính sách của tỉnh, gia đình bà đã đầu tư thêm gần 30 triệu đồng để mua chăn, đệm mới, sửa sang, trang trí lại khuôn viên nhà ở; xây dựng thêm khu thưởng thức trà; địa điểm ngắm cánh đồng, suối Thia... Nhờ đó, từ đầu tháng 3 đến nay gia đình bà đã đón hàng trăm lượt khách, mang lại thu nhập ổn định, góp phần cải thiện đời sống của gia đình sau chuỗi ngày dài dịch bệnh.

Có thể thấy, sau thời gian dài bị “đóng băng” bởi dịch Covid-19, thị xã Nghĩa Lộ đang từng bước phục hồi hoạt động du lịch. Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ Lương Mạnh Hà cho biết: Triển khai phát động kích cầu du lịch nội địa và quốc tế trở lại trong trạng thái bình thường mới, Nghĩa Lộ đã xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn trong tháng 4, 5 vừa qua để tuyên truyền, quảng bá những nét đẹp của mảnh đất, con người Nghĩa Lộ; các điểm du lịch nổi bật của vùng đất Nghĩa Lộ - Mường Lò… Bên cạnh đó, đã vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia chương trình kích cầu du lịch theo hướng giảm giá từ 10 - 50% các dịch vụ du lịch; triển khai hiệu quả các chính sách, đề án phát triển và hợp tác du lịch; củng cố nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Chỉ tính riêng tháng 4, thị xã Nghĩa Lộ đã đón 22.000 lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt 17 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cùng các đại biểu thăm quan gian hàng sản phẩm đặc trưng Thị xã Nghĩa Lộ Ảnh: Xuân Việt
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cùng các đại biểu thăm quan gian hàng sản phẩm đặc trưng Thị xã Nghĩa Lộ
Ảnh: Xuân Việt

Đa dạng hóa sản phẩm để “giữ chân” du khách

Bám sát chỉ đạo chung của tỉnh về phát triển du lịch, để tiến tới trở thành thị xã văn hóa, du lịch, Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá lịch sử, bản sắc văn hóa, điệu múa dân gian các dân tộc, nhảy dù. Đồng thời, chú trọng sản xuất các sản phẩm, đồ lưu niệm đặc trưng phục vụ khách du lịch, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, các sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái; khai thác các thiết chế văn hóa lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh hiện có phục vụ phát triển du lịch; hình thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, khu văn hóa bản địa đặc trưng.

Thực tế thấy rằng, các sản phẩm du lịch của Nghĩa Lộ không phải là ít, song việc khai thác lại chưa đạt hiệu quả cao như chia sẻ của một số chủ cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch trên địa bàn đó là việc “giữ chân” du khách hiện nay còn rất khó, đa phần du khách chỉ lưu trú khoảng 1 - 2 ngày và lượng khách quay trở lại không nhiều. Điều này chứng tỏ, việc kết nối các điểm du lịch còn hạn chế; chất lượng sản phẩm cần phải được nâng cao hơn nữa; đầu tư cần phải có trọng tâm, trọng điểm; đặc biệt tư duy, cách làm du lịch phải bài bản, chuyên nghiệp.

Trước những hạn chế trên, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ Lương Mạnh Hà cho biết: Nghĩa Lộ sẽ tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch theo hướng bền vững. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch; mở rộng, phát triển theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch phù hợp với tiềm năng du lịch tại các vùng du lịch trọng điểm. Bên cạnh đó, thị xã cũng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch, xây dựng mô hình “Du lịch thông minh” tích hợp trong nền tảng “Đô thị thông minh”.

Hiện nay, Nghĩa Lộ đã xây dựng Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh gồm 7 modul, trong đó có modul về du lịch. Các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương sẽ được đưa lên sàn thương mại. Qua đó, tạo được kênh tiêu thụ hiệu quả. Đặc biệt, Nghĩa Lộ đang thực hiện xây dựng quy hoạch “Tuyến phố đi bộ, văn hóa - ẩm thực” gắn với hoạt động kinh tế đêm, có chiều dài 200m tại tuyến đường ven suối Thia. Chủ trương này sẽ mở ra sản phẩm du lịch mới cho địa phương và là địa điểm hấp dẫn để giữ chân du khách ở lại dài ngày hơn.

Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.