ĐỒNG NAI CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Nhằm hình thành vùng nguyên liệu chế biến, phục vụ xuất khẩu, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển những mô hình, điển hình tiêu biểu trong sáng chế chuyển giao công nghệ cũng như các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

45 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, vượt 12,5% kế hoạch đến năm 2025

Đồng Nai xác định, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Đây là hướng đi giúp cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, giúp người dân tăng lợi nhuận gấp nhiều lần so với sản xuất theo phương pháp truyền thống. Nông sản ứng dụng công nghệ cao đầu ra thuận lợi hơn, ngoài tiêu thụ ở thị trường nội địa có thể xuất khẩu chính ngạch sang một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đến nay, 7 địa phương của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng kinh tế Tây Nam gồm các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh và một phần huyện Vĩnh Cửu đã tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, tại các địa phương trên, 100% diện tích trồng mới và tái canh đã sử dụng các giống mới, giống có chất lượng cao; ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây trồng.

Vùng kinh tế Tây Nam của Đồng Nai hiện đã hình thành được các chuỗi sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu an toàn tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất và TP. Long Khánh; vùng sản xuất, kinh doanh cá cảnh tại các huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành, Trảng Bom và TP. Biên Hòa; vùng sản xuất kinh doanh hoa - cây cảnh tại huyện Thống Nhất…

Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần so với sản xuất thông thường. Ảnh: ITN
Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần so với sản xuất thông thường. Nguồn: ITN 

Toàn tỉnh hiện đã có khoảng 1.000ha chuối, lúa ứng dụng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật; gần 149ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới. Tỉnh cũng có khoảng 27,5% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín; 65% tổng đàn heo; 49% tổng đàn gà chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có 40 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Song đến nay, chỉ tính riêng lĩnh vực trồng trọt đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao, vượt 12,5% kế hoạch đến năm 2025. Các mô hình đều cho năng suất gấp 2 - 3 lần so với sản xuất thông thường.

Trong đó, các địa phương thuộc vùng kinh tế Tây Nam có lợi thế phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đã xuất hiện nhiều mô hình ứng dụng thâm canh bền vững có hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như: mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch với tổng diện tích 171ha cho lợi nhuận khoảng 600 - 800 triệu đồng/ha, mô hình trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, TP. Long Khánh… cho lợi nhuận cao từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

Nhiều điển hình tiêu biểu

Anh Võ Văn Tâm (nông dân ở xã An Phước, huyện Long Thành) chia sẻ, thời gian đầu, anh đầu tư 1.000m2 nhà màng trồng dưa lưới. Sau thời gian thử nghiệm để nắm vững tay nghề, mỗi năm anh thu hoạch được khoảng 20 tấn, chỉ tính bán dưa lưới với mức giá bình quân 25 nghìn đồng/kg, thu nhập trung bình mô hình này mang lại khoảng 300 triệu đồng/năm. Thấy mô hình ứng dụng công nghệ cao này mang lại hiệu quả kinh tế, đầu năm 2024, anh Tâm đầu tư mở rộng thêm 1,2ha nhà màng để trồng dưa lưới. Sản phẩm an toàn, chất lượng nên trước khi đầu tư, trang trại của anh đã có đối tác đặt hàng bao tiêu sản phẩm với giá tốt.

Anh Võ Văn Tâm cho hay, ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với thực tế sản xuất ở các khu đô thị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, lao động làm nông ngày càng khan hiếm nhưng thu nhập trên một đơn vị diện tích lại đạt cao hơn nhiều so với các mô hình làm nông truyền thống.

Huyện Nhơn Trạch là địa phương có gần 2.000ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó diện tích nuôi tôm chiếm hơn 90%. Để phát triển vùng nuôi thủy sản quy mô lớn, huyện đã kết nối, triển khai mô hình ứng dụng mô hình công nghệ khoa học vào nuôi trồng, từ đó đã có nhiều nông dân tiên phong thực hiện.

Ông Nguyễn Trường Đại (nông dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch) bắt đầu nuôi tôm từ năm 2009. Ban đầu, ông cải tạo ruộng lúa nuôi tôm theo kiểu truyền thống, chỉ thu về khoảng 30 triệu đồng/1,5ha, không khá hơn làm lúa là bao. Được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế và Hội Nông dân huyện, ông Đại  tham gia các lớp học tập rồi chuyển sang nuôi tôm lót bạt đáy ao. Hiệu quả kinh tế từng bước được cải thiện.

Năm 2014, từ nguồn vốn vay ưu đãi, ông Đại mạnh dạn mở rộng ao nuôi lên 4ha, chuyên tâm phát triển mô hình công nghệ cao CPF-Combine Model. Với mô hình này, nguồn nước được xử lý sạch, cân bằng độ mặn trước khi thả con giống. Nhờ vậy, tôm có môi trường an toàn để phát triển, tỷ lệ hao hụt thấp.

Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm, năng suất bình quân mỗi vụ đạt 40 tấn/ha. Theo mức giá bình quân 130.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, ông Đại thu lời khoảng 1,5-1,6 tỷ/năm, cao hơn nhiều so với làm lúa và các mô hình nuôi tôm trước đó. Hiện tổ hợp tác nuôi tôm do ông làm tổ trưởng có 4 hộ, đã được Chi cục Thủy sản công nhận vùng nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết, thời gian qua, các địa phương đều khuyến khích và tuyên dương nhiều điển hình tiêu biểu trong sáng chế chuyển giao công nghệ cũng như các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, quan tâm quy hoạch các vùng nông nghiệp công nghệ cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng sẽ huy động nguồn lực, ưu tiên đầu tư để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất tập trung, hình thành vùng nguyên liệu cho chế biến, phục vụ cho xuất khẩu.

Địa phương

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Mỹ Anh cùng liên danh trúng nhiều gói thầu tại tỉnh Sơn La với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách thấp
Địa phương

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Mỹ Anh cùng liên danh trúng nhiều gói thầu tại tỉnh Sơn La với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách thấp

Trong những năm vừa qua, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Mỹ Anh trúng hơn 50 gói thầu với tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Nhiều gói thầu doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Sơn La thường có mức tiết kiệm rất thấp so với tỷ lệ tiết kiệm trung bình của cả nước trong lĩnh vực đấu thầu đầu tư công.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng phát biểu kết luận tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa diễn ra. Ảnh: Q.M.G
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Tập trung hoàn thiện phương án phân cấp, phân quyền hai cấp chính quyền địa phương

Với vị thế là một địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năng động, việc xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả trở nên quan trọng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển của Quảng Ninh. Vì vậy, trong quá trình triển khai các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, tỉnh xác định việc hoàn thiện phương án phân cấp, phân quyền đối với hai cấp chính quyền địa phương là tiền đề rất quan trọng để bộ máy chính quyền hoạt động đồng bộ, hiệu quả sau sắp xếp.  

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3
Địa phương

Bình Dương: Người dân TP. Dĩ An đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án đường Vành đai 3

Với những nỗ lực vận động không ngừng nghỉ, phương án giải quyết chính sách thấu đáo của TP. Dĩ An, đến nay 100% người dân có đất nằm trong diện giải toả đền bù, giải phòng mặt bằng thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương đã đồng thuận bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Lá cờ Tổ quốc tung bay nơi đảo tiền tiêu.
Trên đường phát triển

Tỏa sáng viên ngọc quý giữa biển trời tiền tiêu vùng Đông Bắc

Trong khúc giao mùa của đất trời, khi những vạt nắng vàng khẽ khàng gieo những vệt long lanh, Cô Tô như một viên ngọc tỏa sáng giữa mênh mông sóng nước Biển Đông. Những ngày này, sống trong những thanh âm vọng về từ ngàn xưa - tiếng vọng của cả dân tộc hướng về cội nguồn, về dòng máu Lạc Hồng chảy trôi trong huyết quản, quân và dân huyện đảo càng thêm tự hào về vị trí chiến lược của mình và những tình cảm được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho lúc sinh thời. Cô Tô hôm nay đang ngày càng phát triển về mọi mặt, xứng đáng với những lời căn dặn của Người “đoàn kết, cố gắng và tiến bộ”, trở thành “Hòn ngọc sáng” nơi biển trời tiền tiêu.