Hà Nội "kích cầu" đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Với hơn 2.700 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng, Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất cả nước. Kết quả này là nhờ thành phố đã đẩy mạnh việc "kích cầu" như tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại để các sản phẩm OCOP được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Nguyễn Văn Chí đã có cuộc trao đổi về nội dung này.  

Chú trọng các sản phẩm có giá trị 

- Thưa ông, mới đây TP. Hà Nội đã đánh giá, phận hạng cho hàng trăm sản phẩm OCOP của các địa phương có tiềm năng 4 sao. Ông đánh giá thế nào về chất lượng các sản phẩm được tham gia đánh giá, thẩm định lần này?

- Năm 2023, TP. Hà Nội giao cho quận, huyện, thị đánh giá 400 sản phẩm. Đến thời điểm này, đã có 26 quận, huyện, thị xã đánh giá được 544 sản phẩm, trong đó có 20 quận huyện với 104 sản phẩm tiềm năng OCOP 4 sao. Trước đây, đánh giá tiêu chí sản phẩm OCOP theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Nhưng năm 2023, việc đánh giá các sản phẩm OCOP theo tiêu chí mới (Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), trong đó có đưa ra tiêu chí về sở hữu trí tuệ. Do đó, nhiều sản phẩm OCOP 4 sao trước đây không có tiêu chí sở hữu trí tuệ giờ phải đánh giá lại. Đây là nội dung Văn phòng Nông thôn mới đã trao đổi với Sở Khoa học và Công nghệ, phối hợp với các quận huyện, và các chủ thể tham gia triển khai việc cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ nhằm nâng cấp các sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao.

Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội Nguyễn Văn Chí

Việc đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện ngoài các thành viên hội đồng cấp huyện, đại diện các sở, ngành của thành phố cũng tham gia. Đặc biệt, lấy chất lượng đặt lên hàng đầu, các sở tham gia đánh giá, giám sát tất cả các quy trình, thủ tục phân hạng sản phẩm nên sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện chất lượng rất tốt.

Đối với sản phẩm 4 sao tham dự đánh giá lần này, có đến 50% các sản phẩm 4 sao trước đây được đánh giá lại, đây là những sản phẩm đã và đang tham gia các thị trường trong nước và quốc tế. Trong đó, phải kể đến những sản phẩm xuất khẩu trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: miến dong Minh Dương; sản phẩm trà ướp sen Tây Hồ của hộ gia đình nghệ nhân Ngô Văn Xiêm với 5 đời được sản xuất lưu truyền, đây là sản phẩm tinh túy của Thủ đô, xuất hiện tại các tiệc trà tiếp lãnh đạo các nước đến thăm Việt Nam.

Đến thời điểm này, Hà Nội có trên 2.700 sản phẩm OCOP, dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP. Để có được kết quả này, từ năm 2022 thành phố tập trung chính cho các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm làng nghề, truyền thống. Sau khi sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP của thành phố, đơn vị thường xuyên kiểm tra nhằm giữ gìn, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được chứng nhận; đồng thời hỗ trợ việc mở rộng quy mô chế biến, nhãn mác, bao bì… nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao.

- Với số lượng lên đến hàng ngàn sản phẩm OCOP được đánh giá, công nhận, TP. Hà Nội có chính sách gì để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thưa ông?

- Khi thực hiện chương trình OCOP, TP. Hà Nội luôn xác định xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm là vấn đề quan trọng nhất. Trung bình năm, thành phố tổ chức 4 sự kiện OCOP không chỉ của thành phố, mà còn có cả các vùng miền trên  cả nước. Từ đó, các chủ thể OCOP của Hà Nội cũng như các vùng miền đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng Thủ đô. Đây không chỉ là cơ hội để các chủ thể trao đổi, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm mà còn là cơ hội quảng bá sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng.

Cũng từ năm 2023, thành phố đã định hướng đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế. Đơn cử, trong tháng 3.2023, Văn phòng Nông thôn mới đưa sản phẩm OCOP đến Hội chợ được tổ chức tại Cộng hòa Liên Bang Đức với sự tham gia của các chủ thể đã ký được hợp đồng thương mại lên đến gần 1 triệu USD. Đầu tháng 12.2023, thành phố đã đưa 8 doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ sang thị trường Italy, đây là thị trường bán lẻ tốt nhất hàng đầu châu Âu. Cũng trong chuyến làm việc, Hội đồng Thủ công mỹ nghệ Liên minh châu Âu đã cử đại diện hỗ trợ thiết kế đối với các sản phẩm về lụa và thêu để vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, lại vừa phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng châu Âu.

Cùng với đó, thành phố chỉ đạo Sở NN - PTNT ký hợp đồng với các đối tác của Thụy Điển thiết kế lại mẫu mã các sản phẩm cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng châu Âu và trên thế giới. Thành phố ký với Hội đồng Thủ công Thế giới đưa làng nghề của Hà Nội vào hệ thống các thành phố thủ công, mỹ nghệ trên thế giới.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại ra thị trường thế giới

- Theo ông, cơ hội đối với các sản phẩm OCOP 4 sao được thành phố đánh giá và công nhận như thế nào? Văn phòng Nông thôn mới thành phố tư vấn, hỗ trợ ra sao đối với các chủ thể để các sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường tiêu dùng?

Sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường tiêu dùng
Sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường tiêu dùng

- Với những sản phẩm sau khi được công nhận OCOP 4 sao, chúng tôi rà soát lại mẫu mã, bao bì đạt chuẩn để dễ nhận diện mẫu mã, sản phẩm; trưng bày sản phẩm tại các sự kiện, hội chợ hàng tiêu dùng trong nước; đồng thời, lựa chọn nhóm sản phẩm 4 sao xúc tiến thương mại tại thị trường thị trường quốc tế. Bởi, những sản phẩm OCOP 4 sao là sản phẩm đầu tàu định hướng xuất khẩu, qua đó liên kết với các HTX, hộ nông dân để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

- Bên cạnh phát triển sản phẩm OCOP từ nghề truyền thống, sản phẩm OCOP của Hà Nội có vai trò như thế nào trong thúc đẩy, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, thưa ông?

- Có thể nói, làng nghề của Thủ đô có đóng góp rất quan trọng vào giá trị thu nhập cũng như phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Trong 1.350 làng nghề và có nghề, đến nay TP. Hà Nội có 326 làng nghề và làng nghề truyền thống được thành phố công nhận. Để làng nghề của Hà Nội nằm trong bản đồ làng nghề thủ công mỹ nghệ của thế giới, thành phố phối hợp với các đơn vị quốc tế lựa chọn các nhóm làng nghề tiêu biểu đánh giá tiêu chí cụ thể, từ đó xem xét các làng nghề đã có gì, còn thiếu tiêu chí nào để tham mưu cho thành phố, phối hợp với các làng nghề hoàn thiện các tiêu chí.  

- Trân trọng cảm ơn ông!

_______

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.