Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã kiểm tra tiến độ thi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá -0
Hình ảnh khu vực xây Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá nhìn từ trên cao. Ảnh: INT

Tại đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đơn vị tiếp tục bám sát chặt chẽ nhiệm vụ, tập trung đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm hiệu quả, tiến độ, yêu cầu chất lượng, giải quyết tốt các khó khăn, vướng mắc vận hành thử và vận hành chính thức dự án theo kế hoạch.

Bí thư Thành ủy Hà Nội và đoàn đã kiểm tra thực địa công trường thi công gói thầu số 2, trực tiếp kiểm tra hệ thống cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch khu vực ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch, thuộc địa phận quận Hoàng Mai.

Theo đó, vấn đề xử lý nước thải đô thị là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần phải hoàn thành theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Hà Nội đặt chỉ tiêu đến năm 2025, phải bảo đảm tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 50 - 55%.

Hiện nay, tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý mới đạt khoảng một nửa chỉ tiêu trên. Tỷ lệ nêu trên sẽ tăng lên đáng kể nếu Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá được đưa vào vận hành.

Dự án Yên Xá có tổng mức đầu tư hơn 16.293 tỷ đồng, trong đó 84,14% là vốn vay ODA (Chính phủ Nhật Bản). Dự án bao gồm xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000m3/ngày đêm; xây dựng hệ thống cống thu gom, cống bao và hệ thống đấu nối (dọc hai bên sông Tô Lịch và sông Lừ), khu vực đô thị mới Hà Đông với tổng chiều dài khoảng 52,62km (đường kính 315 - 2.200mm).

Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 13,8ha. Dự án đã được triển khai thi công từ năm 2019, đồng loạt cả 4 gói thầu. Đến nay, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã được hoàn thành, dự kiến đưa vào vận hành thử trong quý II.2024, đi vào hoạt động chính thức trong năm 2024. Hai gói thầu còn lại còn gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Tại cuộc kiểm tra ngày 28.2.2024, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã kết luận, yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo xử lý các vướng mắc liên quan tới các gói thầu, trong đó có các gói thầu 3, 4 với quyết tâm đưa dự án vào vận hành trong năm 2024.

Báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại cuộc kiểm tra nêu trên (nội dung kết luận theo Thông báo số 1594-TB/TU ngày 8.3.2024), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, Ban đã rà soát và có văn bản số 361 ngày 3.4.2024 gửi JICA cho ý kiến với dự kiến nhu cầu vốn cho Hiệp định 2 khoảng 6,8 tỷ Yên Nhật (tương đương khoảng 1.110 tỷ đồng).

Về việc hoàn thiện thủ tục pháp lý chấm dứt hợp đồng gói thầu số 3, Ban và các bên đã ký xác nhận điểm dừng khối lượng công việc hoàn thành làm cơ sở thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng và tổ chức lựa chọn lại nhà thầu. Ban cũng đã có báo cáo số 45 ngày 25.3.2024 báo cáo UBND TP. Hà Nội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư của Dự án.

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xin ý kiến 11 đơn vị liên quan làm cơ sở thẩm định báo cáo UBND thành phố xem xét theo quy định. Về việc đẩy nhanh tiến độ gói thầu số 4, nhà thầu đã hoàn thiện hồ sơ pháp lý và tổ chức thi công trở lại trên phố Vũ Trọng Khánh từ ngày 1.4.2024 và đang tiếp tục xin cấp phép thi công các vị trí còn lại, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025 như chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố.

Ban Quản lý đã chỉ đạo giải quyết xong vướng mắc tại giếng 14.0 trong tháng 3.2024. Nhà thầu gói thầu số 2 đã tiếp nhận mặt bằng và đang triển khai thi công, dự kiến hoàn thành đủ điều kiện dẫn nước về nhà máy trong tháng 4.2024.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP. Hà Nội đã nêu một số kiến nghị với Bí thư Thành ủy và Đoàn như: Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện hỗ trợ đẩy nhanh các thủ tục về thỏa thuận cấp phép, di chuyển công trình ngầm, chấp thuận biện pháp thi công, vận động Nhân dân ủng hộ dự án trong quá trình triển khai thi công trên hiện trường; chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương phối hợp với Ban Quản lý và Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm có ý kiến làm cơ sở thẩm định chủ trương điều chỉnh dự án đầu tư.

Sở Xây dựng sớm có ý kiến về chủ trương tiếp tục đầu tư 9 bể lắng sơ cấp và 6 bể nén bùn trọng lực bằng nguồn vốn thành phố bảo đảm hoàn thiện quy trình xử lý của Nhà máy, giải pháp bổ cập nước và công nghệ xử lý bùn thải theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội.

Kết luận buổi kiểm tra, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá là dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với TP. Hà Nội, đòi hỏi sự quan tâm, tập trung thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, ngành.

Ghi nhận, biểu dương các đơn vị đã nỗ lực thi công, đẩy nhanh tiến độ dự án, cũng như thực hiện nghiêm kết luận chỉ đạo của lãnh đạo thành phố trong lần kiểm tra lần trước, Bí thư Thành ủy đề nghị các đơn vị tiếp tục bám sát chặt chẽ yêu cầu, nhiệm vụ, tập trung đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm hiệu quả, tiến độ, yêu cầu chất lượng, giải quyết tốt các khó khăn, vướng mắc vận hành thử và vận hành chính thức dự án theo kế hoạch.

Địa phương

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.