Lâm Đồng

Giảm nghèo bền vững từ tín dụng chính sách

Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Lâm Đồng đã dành nhiều giải pháp, bố trí lồng ghép các nguồn lực; trong đó coi tín dụng chính sách là công cụ trụ cột để thực hiện, tạo tiền đề cho vùng đất cao nguyên phát triển.

Gần 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới

Đến Lâm Đồng hôm nay ta đã thấy hình ảnh những con đường đất đỏ, sình lầy bao quanh đồi cao, rừng rậm dần lùi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho những cung đường thênh thang trải nhựa thẳng tắp nối các buôn làng và đời sống đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa thay đổi rõ rệt. Theo đó, số hộ nghèo toàn tỉnh đến cuối năm 2023 là 3.912 hộ, chiếm tỷ lệ 1,09% (trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm còn 3,24%). Cùng với đó, trên địa bàn có 109/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cuộc sống gia đình anh Ha Dú, thôn Đạ Mur, xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông đã ổn định nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Ảnh: T. Trung
Cuộc sống gia đình anh Ha Dú, thôn Đạ Mur, xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông đã ổn định nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Ảnh: T. Trung

Thành quả đó nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và việc tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách, chương trình liên quan đến công cuộc giảm nghèo đa chiều bền vững; trong đó phải kể đến Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40).

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Lâm Đồng, việc triển khai Chỉ thị số 40 của Đảng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Thông qua việc thực hiện Chỉ thị, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách trong thực hiện các chương trình, kế hoạch trọng điểm của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, toàn bộ ban ngành, đoàn thể và Nhân dân đã đồng lòng, hưởng ứng đưa hoạt động tín dụng chính sách xã hội và tập trung các nguồn lực tài chính về một đầu mối quản lý, sử dụng đúng quy định hiện hành đã thành nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong triển khai công tác hằng năm và của cả giai đoạn để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Kịp thời phục vụ khi dân cần

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Thị Ngọc Thu cho biết, thực hiện Chỉ thị số 40, hoạt động tín dụng chính sách trên vùng đất Nam Tây Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, nhờ chú trọng cải tiến hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng, NHCSXH Lâm Đồng đã giúp các hộ nghèo, các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và người dân thay đổi nhận thức về sử dụng đồng vốn ưu đãi của Nhà nước vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao đời sống. Thông qua đó, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội tỉnh.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn Lâm Đồng đạt 5.987 tỷ đồng, tăng 3.819 tỷ đồng so với năm 2014; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,1%, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương 624 tỷ đồng, tăng gấp 11,8 lần so với 10 năm trước, chiếm tỷ trọng 10,42% trong tổng nguồn vốn.

Có được sự tăng nhanh, đạt cao về nguồn vốn ngân sách địa phương trong công tác tập trung, huy động nguồn lực lớn kể trên là do các cấp ủy, chính quyền ở Lâm Đồng đã quán triệt sâu sắc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 40 và chỉ đạo sâu sát việc tập trung mọi nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước chuyển sang, để NHCSXH cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách đặc thù được vay thêm vốn, chủ động kịp thời vụ sản xuất, kinh doanh.

Toàn bộ nguồn vốn gần 6.000 tỷ đồng được cấp từ Trung ương, cùng các nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương, huy động từ tổ chức, cá nhân trên thị trường và tiền gửi của tổ viên thông qua hệ thống 2.466 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở 1.376 thôn, tổ dân phố… đã được chuyển tải nhanh chóng, an toàn đến 142 Điểm giao dịch của NHCSXH tại xã, phường, thị trấn để cho vay trực tiếp, đúng đối tượng.

Trong nhiều năm qua, kể cả lúc khó khăn, dịch bệnh nặng nề nhất, dòng vốn tín dụng chính sách vẫn được kịp thời khơi thông, phủ kín các buôn làng. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Ngọc Khánh, ngụ thôn Phú Trung, xã Phú Hội; nhờ đồng vốn chính sách đã "đổi vận". Trên đường đi thoát cảnh nghèo khó, ông Khánh đã sử dụng 100 triệu đồng vay của NHCSXH huyện Đức Trọng nuôi được đàn bò 6 con cùng rẫy cà phê 1,5 ha xanh tốt. Hàng năm, từ bò và cà phê, ông Khánh thu lời hàng trăm triệu đồng.

Hay như ở huyện miền núi Đam Rông, nhiều bà con người Kinh, người K’Ho giờ đã mạnh dạn vay vốn chính sách, xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế, thoát nghèo làm giàu nhanh. Điển hình như gia đình anh Ha Dú, thôn Đạ Mur, xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông đã vay 80 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo để chuyển đổi cây trồng, cho thu nhập ổn định; mô hình nuôi cá tầm của chị Nguyễn Phương Bắc, xã Rô Men đã nâng cao cuộc sống, xây nhà cao cửa rộng, mua sắm máy làm cỏ, cày đất, xe bán tải chở vật tư…

Không chỉ những hộ nghèo ở huyện nghèo Đam Rông mà phần lớn bà con người dân tộc của tỉnh Lâm Đồng đã vươn lên thoát nghèo, dựng xây cuộc sống ấm no hạnh phúc bằng đồng vốn chính sách; đã có 23.778 hộ thoát nghèo; 40.153 lao động có việc làm; trên 12.201 lượt học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập. Nguồn vốn cũng đã giúp người nghèo xây dựng trên 207.378 công trình nước sạch, nhà vệ sinh hợp chuẩn, góp phần cải tạo môi trường sống; 1.831 hộ nghèo được hỗ trợ vốn để làm nhà mới vững chắc, khang trang.

Có thể khẳng định, nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH đã và đang là công cụ hữu hiệu trong thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên vùng đất Nam Tây Nguyên. 

Theo lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng sẽ không thỏa mãn, bằng lòng về thành tích đạt được, sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương; tập trung huy động nguồn lực, chuyển tải nhanh chóng, an toàn nguồn vốn đến đúng các địa chỉ, đối tượng thụ hưởng, góp phần đắc lực cho công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Địa phương

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng thăm hỏi, động viên người nhà chiến sĩ công an hi sinh khi làm nhiệm vụ
An ninh cơ sở

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng thăm hỏi, động viên người nhà chiến sĩ công an hi sinh khi làm nhiệm vụ

Ngay trong đêm 17.4, khi nhận được thông tin vụ việc nhóm đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy sử dụng vũ khí quân dụng tấn công lực lượng công an, khiến Thượng úy Nguyễn Đăng Khải, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Quảng Ninh) hy sinh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng và Phó Bí thư Tỉnh ủy Vũ Quyết đã tới Bệnh viện Bãi Cháy thăm hỏi, động viên người nhà cán bộ hy sinh và bị thương khi làm nhiệm vụ.

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn
Hoạt động chính quyền

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn

Thực hiện Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Phú Yên đang khẩn trương triển khai phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. Theo dự kiến, toàn tỉnh sẽ giảm từ 106 đơn vị hành chính cấp xã hiện có xuống còn 34, tương đương giảm gần 68%.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Chuẩn bị khánh thành cụm công trình đầu mối tại dự án hồ Krông Pách Thượng
Địa phương

Chuẩn bị khánh thành cụm công trình đầu mối tại dự án hồ Krông Pách Thượng

Ngày 17.4, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc họp để nghe các đơn vị, địa phương báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức kết nối trực tuyến lễ khánh thành cụm công trình đầu mối dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng giai đoạn 1, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

EVNSPC – 50 năm thắp sáng miền Nam: Tri ân lịch sử - Tự hào tiếp bước
Địa phương

EVNSPC – 50 năm thắp sáng miền Nam: Tri ân lịch sử - Tự hào tiếp bước

Tròn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty Điện lực miền Nam không chỉ thắp sáng hàng triệu mái nhà mà còn lan tỏa tinh thần phụng sự vì cộng đồng. Kỷ niệm nửa thế kỷ bằng hành động thiết thực, EVNSPC đưa hàng chục công trình điện về đích đúng dịp 30.4 và xây tặng 815 căn nhà cho hộ nghèo – tiếp nối truyền thống “đi trước mở đường”, tri ân lịch sử và vững bước tương lai.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Địa phương

Quyết liệt phòng, chống thứ "giặc ở trong lòng”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai quyết liệt, hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nhiều vụ việc được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh cho thấy Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn quyết tâm, quyết liệt phòng, chống thứ “giặc ở trong lòng” theo lời của Bác.