Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 15.5, tại TP. Cần Thơ, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với UBND TP. Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức hội thảo “Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

ĐBSCL: Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Các đại biểu thảo luận bên lề hội thảo giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lương thực, thực phẩm của cả nước và một trong những nguồn cung ứng thực phẩm chính cho toàn cầu. Đây là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với nhiều vườn cây trĩu trái, rừng nước lợ, rừng ngập mặn rộng lớn với các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được công nhận.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay diện tích sản xuất lúa vùng ĐBSCL ước đạt 3,9 triệu ha và năng suất ước, cung ứng khoảng hơn 23 triệu tấn lúa/năm. Còn về cây ăn trái, ước sản lượng các loại cây ăn trái chính như xoài, chuối, thanh long, khóm, cam, quýt, bưởi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít… toàn vùng đạt gần 5,5 triệu tấn/năm. Tính chung đến nay, vùng ĐBSCL đang đóng góp khoảng hơn 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại…

Theo thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm đã đạt 3,23 triệu tấn, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu khẩu gạo bình quân đạt 644 USD/tấn, tăng 22,2%. Năm 2024, ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước vẫn sẽ duy trì mức trên 8 triệu tấn, trong đó riêng vùng ĐBSCL đóng góp là 7,6 triệu tấn gạo.

Hạn, mặn ảnh hưởng sản xuất, sụn lún đường thiệt hại 90 tỷ đồng
Từ đầu mùa khô đến nay, hạn hán gây ra nhiều vụ sạt lở, sụt lún đường nghiêm trọng tại Cà Mau, Kiên Giang,...

Không dừng lại đó, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã bổ sung vào giỏ thực phẩm toàn cầu lượng lớn nhóm hàng hoá là tôm, cá tra, cá ngừ, bạch tuộc, cua ghẹ và giáp sát, thuỷ hải sản khác tương ứng giá trị 2 tỷ USD. Điều đáng nói là tốp 5 địa phương có sản lượng nuôi trồng thuỷ hải sản cung ứng cho thị trường toàn cầu nhiều nhất tập trung tại vùng ĐBSCL là Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang.

ĐBSCL: Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, thấy rõ vai trò quan trọng của ĐBSCL, thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã dành sự quan tâm lớn, có nhiều chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn và phát huy thế mạnh, tiềm năng của vùng. Trong đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 vào năm 2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc triển khai thực hiện nghị quyết này trong những năm qua đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần hóa giải được nhiều thách thức trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, nước biển dâng, nguồn nước ngầm suy giảm và sự hình thành nhiều đập thủy điện ở khu vực thượng nguồn sông Mekong khiến vùng ĐBSCL đối mặt với sụt lún, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất – sinh hoạt… ngày càng nghiêm trọng.

Do đó, hội thảo hôm nay rất có ý nghĩa và cần những ý kiến góp ý, hiến kế tâm huyết, chia sẻ kinh nghiệm để các địa phương, ngành chức năng chung tay bảo vệ vùng ĐBSCL trước biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

ĐBSCL: Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Quang cảnh hội thảo giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia bày tỏ ý kiến tâm huyết và chia sẻ các tham luận tập trung vào các giải pháp bảo vệ vùng ĐBSCL trước biến đổi khí hậu. PGS. TS. Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Cần Thơ trình bày tham luận các tác động hạn hán, xâm nhập mặn đến canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và cấp nước sinh hoạt tại khu vực ven biển ĐBSCL.

PGS. TS. Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học và Thuỷ lợi miền Nam trình bày tham luận về định hướng các giải pháp thủy lợi nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp và dân sinh vùng ĐBSCL.

GS. TS. Ngô Đức Tuấn, Đại học Melbourne, Úc trình bày về giải pháp công nghệ xây dựng cho các công trình cơ sở hạ tầng và đô thị ứng phó biến đổi khí hậu.

PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế Tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trình bày về chuyển đổi kinh tế xanh kết hợp nâng cao sức chịu đựng thiên tai của doanh nghiệp và năng lực thích ứng của cộng đồng tại khu vực ĐBSCL.

Địa phương

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025
Trên đường phát triển

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2024 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; khảo sát tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; chủ trì Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại điểm cầu Buôn Ma Thuột.

Công bố Khánh Hòa hoàn thành mục tiêu đón 9 triệu khách trong năm 2024
Trên đường phát triển

Các chỉ tiêu du lịch “về đích” trước 3 tháng

Với việc về đích sớm 3 tháng các chỉ tiêu du lịch năm 2024, theo Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt từ 10 - 11 triệu lượt khách trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều sản phẩm kích cầu du lịch như: ưu đãi cho du khách về dịch vụ lưu trú, giá vé tham quan, sử dụng các dịch vụ ăn uống; tổ chức các tour du lịch mới...

Toàn cảnh hội nghị
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ năm 2024

Ngày 17.10, Ban Thường vụ huyện ủy Thạch Thất tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024; quán triệt Nghị quyết số 264-NQ/HU ngày 10.9.2024 của Ban Thường vụ huyện ủy.

BHXH huyện Xuân Lộc, Đồng Nai: Đối thoại với các doanh nghiệp về thực hiện chính sách BHXH
Địa phương

BHXH huyện Xuân Lộc, Đồng Nai: Đối thoại với các doanh nghiệp về thực hiện chính sách BHXH

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc vừa tổ chức Hội nghị đối thoại, phổ biến pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và triển khai thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện theo dữ liệu thuế và dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023.

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất
Địa phương

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký ban hành Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND quy định diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định tại khoản 3, Điều 178, Luật Đất đai.

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"
An ninh cơ sở

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính"; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km, hỗ trợ thủ tục hành chính 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.