Thành phố Cần Thơ đẩy mạnh chuyển đổi số

Gắn kết chuyển đổi số với cải cách hành chính

Để tạo nền tảng hình thành chính quyền điện tử, chính quyền số, trong thời gian qua, TP. Cần Thơ đã chú trọng triển khai đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các nền tảng chuyển đổi số phục vụ công tác cải cách hành chính (CCHC). Qua đó, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp cùng chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp từng bước được nâng cao.

Những bước đi chủ động

Thời gian qua, công tác CCHC gắn với chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn TP. Cần Thơ được triển khai tích cực, đúng định hướng, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Từ năm 2021, thành phố triển khai các hệ thống quan trọng của Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC), hệ thống thông tin báo cáo cấp thành phố; đồng thời triển khai đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các ứng dụng dùng chung để phục vụ công tác CCHC ở các sở, ban, ngành và các địa phương, đơn vị nhằm tạo nền tảng hình thành và từng bước hoàn thiện chính quyền điện tử, chính quyền số.

Đến nay, mạng truyền số liệu chuyên dùng của thành phố đã hoàn thiện và triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn, các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố với băng thông 100 Mbps bảo đảm an toàn, bảo mật. Tỷ lệ cơ quan có mạng cục bộ (LAN) trên toàn thành phố đạt 100%. Trung tâm dữ liệu thành phố bảo đảm duy trì, phục vụ cho việc vận hành các hệ thống dùng chung của thành phố như: Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử; hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Cổng thông tin điện tử, email, quản lý văn bản và điều hành, hội nghị truyền hình... Trong xu thế điện tử hóa, số hóa gắn với ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, thành phố đã triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đủ điều kiện và đã tích hợp với Cổng dịch vụ công Quốc gia với hơn 909 thủ tục hành chính, liên thông từ Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng dịch vụ công thành phố.

Các sở, ngành TP. Cần Thơ đã đồng loạt ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện thủ tục hành chính
Các sở, ngành TP. Cần Thơ đã đồng loạt ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện thủ tục hành chính

Cùng với đó, thành phố đã xây dựng và phát triển các ứng dụng, dịch vụ nội bộ như: hệ thống thư điện tử để phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị; hệ thống quản lý văn bản và điều hành được hỗ trợ cài đặt trên thiết bị di động có tích hợp chữ ký số, tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo, công chức xử lý văn bản mọi lúc, mọi nơi; triển khai sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong phát hành các văn bản và tích hợp vào hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Đến nay, ở hầu hết các địa phương, đơn vị, công tác chỉ đạo, điều hành triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước đã gắn kết với công tác CCHC. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CCHC gắn với chuyển đổi số được thực hiện thông qua nhiều hình thức như các phương tiện truyền thông đại chúng; Cổng và trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập tại tất cả các ấp, khu vực trên địa bàn thành phố.

Năm 2023, chỉ số CCHC (PAR INDEX) cấp sở của TP. Cần Thơ đạt giá trị trung bình 92,27%, tăng 1,76% so với năm 2022. Đây là năm thứ ba liên tiếp, giá trị trung bình của chỉ số CCHC cấp sở tăng, cũng là năm thứ hai thành phố có 16/16 đơn vị đạt kết quả chỉ số CCHC trên 80%, trong đó có 5 đơn vị đạt xếp loại rất tốt. Chỉ số CCHC cấp huyện năm 2023 của Cần Thơ có giá trị trung bình là 93,93%, tăng 6,42% so với năm 2022.

Hướng đến chính quyền số

Đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song theo Ban Chỉ đạo CCHC và chuyển đổi số TP. Cần Thơ, công tác CCHC gắn với chuyển đổi số của thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đến nay, một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành về y tế, giáo dục, giao thông vận tải… còn rời rạc, dữ liệu chưa cập nhật đầy đủ, thiếu chính xác, chưa tích hợp về kho dữ liệu dùng chung của thành phố làm ảnh hưởng chung đến công tác CCHC của thành phố; trang thiết bị máy tính, thiết bị công nghệ thông tin ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương phục vụ cho công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn, đặt biệt là sử dụng để vận hành các phần mềm còn chậm, dẫn đến khó khăn trong công tác số hóa văn bản, làm chậm tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Vẫn còn một số ít cán bộ, công chức, chưa chủ động tham gia xử lý, giải quyết công việc trên môi trường mạng…

Trong nỗ lực nâng cao hiệu quả CCHC gắn với chuyển đổi số, khắc phục những hạn chế, tồn tại để nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, trong Kế hoạch Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, TP. Cần Thơ xác định mục tiêu phấn đấu vào nhóm 10 tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số tốt; tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản toàn diện hoạt động quản lý của bộ máy chính quyền, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Theo đó, để phát triển chính quyền số, thành phố sẽ tập trung thực hiện 3 nội dung: Phát triển ứng dụng, dịch vụ nội bộ; phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp và xây dựng, phát triển đô thị thông minh. Một số lĩnh vực được xác định ưu tiên chuyển đổi số: y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, công nghiệp, du lịch.

Giải pháp đột phá CCHC giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của TP. Cần Thơ là chuyển đổi số nhanh chóng và toàn diện nền hành chính công. Mục tiêu hướng đến là tạo được nền tảng số để người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với chính quyền không cần phải trực tiếp đến các cơ quan nhà nước mà giao dịch trực tiếp qua mạng. Trong năm 2024, Cần Thơ phấn đấu thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố trong nước dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số CCHC, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công; phấn đấu thuộc nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số tốt thông qua việc giữ vững chỉ số CĐS (DTI) hạng 5/63 tỉnh, thành phố cả nước.

Để đạt mục tiêu này, Ban Chỉ đạo CCHC và chuyển đổi số TP. Cần Thơ sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tập trung thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính và tăng cường tính công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tích hợp dữ liệu (về dân cư, doanh nghiệp, đất đai, y tế, giáo dục...) tại các cơ quan, đơn vị về kho dữ liệu của thành phố để chia sẻ, phục vụ công tác quản lý, điều hành của các cấp, các ngành. Thiết lập, tích hợp, kết nối với cơ sở dữ liệu vào Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử để tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân; triển khai rộng rãi việc ứng dụng chữ ký số trong dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử...

Địa phương

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D
Địa phương

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

Để phục vụ bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn Bão số 3, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã chủ trì kiểm tra thực địa, họp nghe báo cáo về quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố. Qua đó, thống nhất chủ trương ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D (khoảng hơn 2.600 hộ dân) trên địa bàn.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng đoàn công tác kiểm tra điểm sạt lở trên sông Mã đoạn qua huyện Quan Hóa
Địa phương

Thanh Hóa chủ động, linh hoạt ứng phó bão lũ

Những ngày đầu tháng 9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây giông lốc mạnh kèm mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện miền núi. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng; hàng trăm hộ dân bị cô lập trong nước lũ; nhiều tuyến đường bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng;… Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng các biện pháp ứng phó với mưa lũ đã được địa phương triển khai kịp thời...

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nam Định: Bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa
Địa phương

Nam Định: Bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa

Với bối cảnh dòng vốn FDI tại Việt Nam duy trì tăng trưởng tốt nhờ lợi thế các chính sách ưu đãi thuế cùng với việc nhiều doanh nghiệp quốc tế đang dịch chuyển dần ra miền Bắc nhằm tìm kiếm các địa điểm mới cho sản xuất và chuỗi logistics, Nam Định trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư do còn nhiều dư địa dài hạn cho bất động sản công nghiệp với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Quảng Ninh: Sẽ có chính sách riêng, bao trùm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng do bão
Địa phương

Quảng Ninh: Sẽ có chính sách riêng, bao trùm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng do bão

Tỉnh Quảng Ninh sẽ có chính sách riêng, bao trùm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản; nông, lâm nghiệp; các hộ kinh doanh dịch vụ, du lịch thương mại; các hộ liên quan đến sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo đảm các quy định hiện hành.

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Địa phương

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Văn phòng đại diện tổ chức IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh.

Làm sạch dữ liệu và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Địa phương

Làm sạch dữ liệu và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai vừa phối hợp Công an huyện tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp về “làm sạch” dữ liệu và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thái Nguyên: Xử phạt người thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về thiên tai
Hoạt động chính quyền

Thái Nguyên: Xử phạt người thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về thiên tai

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo người dân cảnh giác, nhận diện và không đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật. Các trường hợp đưa thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống thiên tai, gây hoang mang dư luận xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định.

Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa ủng hộ 114,5 triệu đồng khắc phục hậu quả Bão số 3
Địa phương

Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa ủng hộ 114,5 triệu đồng khắc phục hậu quả Bão số 3

Thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức phát động, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc khắc phục hậu quả cơn Bão số 3. Qua đó, tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Văn phòng UBND tỉnh đã ủng hộ để chung tay chia sẻ, cứu trợ đồng bào các địa phương miền Bắc với tổng số tiền hơn 114,5 triệu đồng (bao gồm quyên góp tại chỗ và quyên góp 1 ngày lương).