Dự án đường Vành đai 3: Vì sao đất mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức có hệ số K thấp hơn đất trong hẻm?

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3 trên địa bàn TP Thủ Đức. Đáng chú ý, hệ số K đất mặt tiền đường lớn thấp hơn đất trong hẻm.

Hệ số K đất trong hẻm cao hơn đất mặt tiền

Dự án đường Vành đai 3: Cần làm rõ vì sao đất mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức có hệ số K thấp hơn đất trong hẻm? -0
Đất mặt tiền bị thu hồi bởi dự án đường Vành đai 3 tại TP Thủ Đức có hệ số K thấp hơn đất trong hẻm. Ảnh: Quang Phương.

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định (số 4543/QĐ-UBND) ngày 5.10.2023 về phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3 trên địa bàn TP Thủ Đức.

Theo đó, hệ số điều chỉnh giá đất ở đô thị từ 14,7633 đến 35. Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: tại phường Long Bình hệ số K từ 16,4178 đến 19,3056, phường Long Thạnh Mỹ: 16,4178 đến 19,3056, Phường Trường Thạnh từ: 17,0489 đến 22,1528, Phường Long Trường từ 17,0489 đến 22,1528.

Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản có hệ số K như sau: phường Long Bình: 18,1840 đến 21,3600; Phường Long Thạnh Mỹ từ 18,1840 đến 21,3600; Phường Trường Thạnh: từ 18,8907 đến 24,3167, phường Long Trường: từ 18,8907 đến 24,3167…

Dự án đường Vành đai 3: Cần làm rõ vì sao đất mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức có hệ số K thấp hơn đất trong hẻm? -0
Một số hộ dân có đất bị thu hồi bởi dự án đường Vành đai 3 tại TP Thủ Đức kiến nghị cơ quan chức năng xem xét lại mức đền bù, hỗ trợ. Ảnh: Quang Phương.

Đáng chú ý, một số phường đất vị trí 1 (tiếp giáp đường lớn) có hệ số K thấp hơn vị trí 2, vị trí 3 (không tiếp giáp đường lớn, hoặc nằm sâu trong hẻm…). Ví như đất nông nghiệp trồng cây lâu năm tại phường Trường Thạnh: Vị trí 1 (tiếp giáp đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Tam đa) hệ số K: 17,0489; Vị trí 2 và vị trí 3 (không tiếp giáp đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh) lần lượt có hệ số K là 19,3056 và 22,1528.

Tại phường Long Trường, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm tại vị trí 1 (tiếp giáp đường Tam Đa) hệ số K là 17,0489; Vị trí 2, 3 (không tiếp giáp đường Tam Đa) có hệ số K lần lượt là 19,3056 và 22,1528; Vị trí 3 (không tiếp giáp đường Trường Lưu) hệ số K là 20,6042.

Cần làm rõ tiêu chí tính hệ số K

Dự án đường Vành đai 3: Cần làm rõ vì sao đất mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức có hệ số K thấp hơn đất trong hẻm? -0
Luật sư Lê Bá Thường

Luật sư Lê Bá Thường, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nhận định, theo quy định hiện nay, giá đất được tính theo các phương pháp khác nhau, gồm: Phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Theo đó, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được gọi là hệ số K, do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định và ban hành dựa theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP: “Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.”. Cụ thể: mức giá đất của thửa đất = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K).

Đồng thời, giá đất tính theo hệ số K được áp dụng trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 Luật Đất đai 2013.

Luật sư Thường phân tích: "Theo quyết định 28/2022/QĐ-UBND ngày 15.8.2022 của UBND tại TP. Hồ Chí Minh, giá đất tại TP Thủ Đức như sau: Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Nếu đất thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở liền kề; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; Đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp: tính bằng 60% giá đất ở liền kề; Đất nghĩa trang, nghĩa địa, Đất giáo dục, y tế: Đất tôn giáo, tín ngưỡng dân gian: tính bằng 60% giá đất ở liền kề. Đất nông nghiệp tại TP Thủ Đức có hệ số k từ 15-25".

Dự án đường Vành đai 3: Vì sao đất mặt tiền đường lớn tại TP Thủ Đức có hệ số K thấp hơn đất trong hẻm? -0
Hệ số K tại vị trí 1 ở nhiều phường tại TP Thủ Đức thấp hơn đất tại vị trí 2, 3. Ảnh: Quang Phương.

Theo luật sư Thường, tại Điều 3, 28/2022/QĐ-UBND ngày 15.8.2022 nói trên cũng quy định rõ: Việc áp dụng hệ số K phải lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi và thu thập thông tin tại khu vực (quận, huyện) lân cận có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đồng để cân đối với hệ số điều chỉnh (K).

Nhìn nhận về vấn đề hệ số K đất vị trí 1 (tiếp giáp đường lớn) thấp hơn các vị trí nằm sâu trong hẻm, không tiếp giáp đường lớn, Luật sư Thường cho rằng, đất thuộc vị trí 1 có các yếu tố, điều kiện thuận lợi hơn đất có vị trí 2, 3… Quyết định số 4543/QĐ-UBND nói trên quy định hệ số K của đất có vị trí 1 thấp hơn vị trí 2, 3 nhưng không kèm thuyết minh chi tiết, rõ ràng vì sao lại có hệ số K như vậy nên nhiều người dân thắc mắc.

"Người dân cần được biết cơ quan chức năng căn cứ vào điều kiện gì, tiêu chí nào để tính ra hệ số K như vậy. Cần phải phân tích cho người dân rõ các tiêu chí phân loại để tính hệ số K", luật sư Thường nhấn mạnh.

Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn
Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn

Chiều 25.11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thay mặt Thành ủy Hà Nội chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn

Từ năm 2018 đến nay, Công ty TNHH Hải Dương Xanh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng rất nhiều các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Bình
Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường đấu tranh, triệt phá tội phạm trên không gian mạng

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này được Công an tỉnh Bắc Giang chú trọng. Điển hình là vụ triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng hay triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trên không gian mạng với quy mô lớn.

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Phần lớn các gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước ký duyệt trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9.2024 có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, nhiều gói tiết kiệm dưới 0,1%; có gói thầu trị giá hơn 10 tỷ đồng nhưng chỉ tiết kiệm ngân sách 5 triệu đồng.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.