Dự án đường Vành đai 3: Cần thu thập thông tin khu vực lân cận để cân đối hệ số giá đất

Luật sư Lê Bá Thường cho rằng, việc áp dụng hệ số giá đất (hệ số K) để tính giá đất trong bồi thường, hỗ trợ đối với đất bị thu hồi triển khai dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP Thủ Đức cần lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi và thu thập thông tin tại khu vực lân cận… để cân đối hệ số K.

Điều chỉnh lại phương án bồi thường, hỗ trợ?

Dự án Vành đai 3: Người dân chưa đồng đồng thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ kiến nghị gì? -0
Khu nhà đất của ông Bùi Thanh Tuấn (đất trồng cây lâu năm) nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh nhưng chỉ có giá bồi thường hơn 7,6 triệu đồng/m2. Ảnh: Quang Phương.

Ông Bùi Thanh Tuấn, hộ dân có hơn 800m2 đất giáp mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh cùng nhà xưởng trên đất bị thu hồi bởi dự án đường Vành đai 3 kiến nghị: Xem xét, điều chỉnh lại mức bồi thường hỗ trợ cho gia đình trên phần đất bị thu hồi để làm dự án. Đồng thời, hàng tháng, ông bị mất đi một khoảng từ nguồn thu nhập từ việc cho thuê nhà xưởng nên kiến nghị phải có chính sách hỗ trợ di dời và tái định cư hợp lý để gia đình ổn định cuộc sống, tiếp tục ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Ông Lê Minh Thắng (người có hơn 3.600m2 đất tại địa chỉ số 200 Nguyễn Xiển, phường Trường Thạnh) ý kiến, TP Thủ Đức là đơn vị hành chính đặc biệt (thành phố trong thành phố) nên cũng cần phải có cơ chế thỏa đáng trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Do vây, không nên sử dụng bảng giá đất nông nghiệp theo quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16.1.2020 nhân với hệ số giá đất. Bởi tính theo phương pháp này sẽ không sát giá thị trường nên chưa tạo sự đồng thuận trong dân.

Dự án Vành đai 3: Người dân chưa đồng đồng thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ kiến nghị gì? -0
Bên trong khu đất hơn 3.600m2 nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Xiển của ông Lê Minh Thắng, đất trồng cây lâu năm cũng chỉ có giá bồi thường hơn 7,6 triệu đồng/m2. Ảnh: Quang Phương. 

Tương tự ông Tuấn, ông Thắng và các hộ dân khác như Ông Đoàn Văn Hoàng (SN 1972), hộ dân có 42m2 đất thuộc thửa đất số 26, tờ bản đồ 36 tài liệu địa chính 2003; Bà Lê Thị Thanh Tú – người có hơn 5.700m2 bị thu hồi, cùng phường Trường Thạnh cũng kiến nghị các cơ quan chức năng, ban ngành xem xét lại giá đền bù, hỗ trợ.

Đơn giá đền bù đất nông nghiệp có thể tính bằng đơn giá đất đền bù thổ cư trong cùng khu vực sau khi trừ đi tiền thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên thổ cư. Phương pháp này tương tự nhưng chính quyền tỉnh Bình Dương đã thực hiện. Nếu thực hiện như thế sẽ đưa giá đền bù đất nông nghiệp có quy hoạch đất thổ cư về sát giá thị trường, tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng.

Cân đối hệ số K

Dự án Vành đai 3: Người dân chưa đồng đồng thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ kiến nghị gì? -0
Giá bồi thường, hỗ trợ thấp, gia đình ông Đoàn Văn Hoàng lo lắng sắp tới bị giải tỏa không biết phải đi đâu về đâu.

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân về giá bồi thường như hiện tại, ông Trần Đình Na, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ 3 – Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức, cho biết: "Theo quy định thì UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quyết định về giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn địa phương mình quản lý. Hệ số K thấp hay cao như trong chính sách bồi thường là do lấy giá thị trường đã khảo sát chia lại đơn giá đất theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16.1.2020 của UBND TP. Hồ Chí Minh thì ra hệ số K".

"Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 16.1.2020 của UBND TP. Hồ Chí Minh quy định hệ số K đất nông nghiệp tại TP Thủ Đức từ 15-25, thì hệ số K của đất nông nghiệp tại TP Thủ Đức nằm trong khung đó, không thấp hơn và cao hơn; Lấy giá thẩm định chia cho đơn giá đất hàng năm, làm sao thì làm miễn nằm trong khu hệ số K từ 15-25 là được”, ông Na giải thích.

Dự án đường Vành đai 3: Người dân chưa đồng đồng thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ kiến nghị gì? -0
Khu đất bà Lê Thị Thanh Tú nằm trong diện bị thu hồi để thực hiện dự án đường Vành đai 3. Ảnh: Quang Phương.

Nhìn nhận về ý kiến trên, Luật sư Lê Bá Thường, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nhận định, theo quy định hiện nay giá đất được tính theo các phương pháp khác nhau, gồm có: Phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Theo đó, phương pháp hệ số điều chỉnh hệ số K do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định và ban hành dựa theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP: “Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.”.

Cụ thể: mức giá đất của thửa đất = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K). Đồng thời, giá đất tính theo hệ số K được áp dụng trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 Luật Đất đai 2013.

Dự án đường Vành đai 3: Cần thu thập thông tin khu vực lân cận để cân đối hệ số giá đất -0
Luật sư Lê Bá Thường

Luật sư Lê Bá Thường phân tích, theo quyết định 28/2022/QĐ-UBND ngày 15.8.2022 của UBND tại TP. Hồ Chí Minh, giá đất tại TP Thủ Đức như sau: Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Nếu đất thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở liền kề; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; Đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp: tính bằng 60% giá đất ở liền kề; Đất nghĩa trang, nghĩa địa, Đất giáo dục, y tế: Đất tôn giáo, tín ngưỡng dân gian: tính bằng 60% giá đất ở liền kề. Đất nông nghiệp tại TP Thủ Đức có hệ số k từ 15-25.

Tại Điều 3, 28/2022/QĐ-UBND ngày 15.8.2022 nói trên cũng quy định rõ: Việc áp dụng hệ số K phải lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi và thu thập thông tin tại khu vực (quận, huyện) lân cận có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đồng để cân đối với hệ số điều chỉnh (hệ số K).

Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.