Đồng bào Gia Lai vươn lên cùng vốn chính sách

Cùng các chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Gia Lai đã huy động cả hệ thống chính trị tập trung mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững. Trong đó, tín dụng chính sách được coi là “trụ cột” đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập nâng cao đời sống.

Vốn ủy thác tăng gấp 15,6 lần

Đến thời điểm hiện tại, Gia Lai còn 31.502 hộ nghèo (chiếm 8,11%), trong đó có 28.173 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 17,05% tổng số hộ DTTS, đạt và vượt chỉ tiêu, giảm tỷ lệ hộ nghèo 3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

Những thành quả vươn lên thoát nghèo bền vững tại Gia Lai là trái ngọt của việc Gia Lai đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững, trong đó có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” (Chỉ thị 40) đã tạo bước chuyển biến mới cho toàn bộ hoạt động của tín dụng chính sách, góp phần thiết thực đến các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở một tỉnh miền núi phía bắc khu vực Tây Nguyên có diện tích lớn thứ 2 cả nước.

Đồng bào Gia Lai vươn lên cùng vốn chính sách -0
Cán bộ NHCSXH Gia Lai kiểm tra việc sử dụng vốn vay tại các hộ vay

Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)  tỉnh Gia Lai, Lê Văn Chí cho biết, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, hoạt động tín dụng chính sách ở vùng cao nguyên biên giới đã thực sự có nhiều chuyển biến. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã thấy rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nguồn vốn ưu đãi trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, thực hiện an sinh xã hội. Theo đó, ngành lao động, thương binh và xã hội phối hợp với chính quyền các cấp tiến hành việc điều tra, rà soát, bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo đúng quy định, tạo thuận lợi để NHCSXH giải ngân đúng đối tượng, nhanh chóng. Ngành tài chính của tỉnh cũng căn cứ tình hình ngân sách của địa phương, ưu tiên bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tính đến ngày 30.6.2024, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác là 470 tỷ đồng, tăng gấp 15,6 lần so với trước khi thực hiện Chỉ thị số 40, góp lực nâng tổng nguồn vốn chính sách của tỉnh Gia Lai đạt 7.305 tỷ đồng, tăng 4.504 tỷ đồng so với 10 năm trước.

Hơn 55 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo

Việc thực hiện Chỉ thị của Đảng về tín dụng chính sách trên cao nguyên Gia Lai đã có hiệu ứng rõ rệt. UBND từ tỉnh đến huyện, ưu tiên dành nguồn vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn mở rộng cho vay, phối hợp với nguồn vốn Trung ương cấp với phương châm “Trung ương và địa phương cùng làm” “Nhà nước, doanh nghiệp và Nhân dân cùng làm”. Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh đã tập trung khai thác nguồn vốn từ thị trường với những giải pháp sáng tạo, phù hợp tạo nguồn lực để từng bước mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Đồng bào Gia Lai vươn lên cùng vốn chính sách -0
Lãnh đạo NHCSXH động viên, thăm hỏi các hộ đồng bào vay vốn

Đến nay, tín dụng chính sách đã giúp cho 532.257 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; giúp cho 55.555 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giúp cho 15.357 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đi học; tạo điều kiện cho 53.968 lao động vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, tăng thu nhập; giúp 235 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng 242.017 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt chuẩn quốc gia; hỗ trợ xây dựng 3.022 căn nhà cho hộ nghèo và người dân tộc thiểu số. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội không ngừng phát huy hiệu quả, góp phần cùng địa phương thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, giai đoạn 2014-2015 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 23,73% còn 11,36%; giai đoạn 2016-2021 giảm từ 19,71% xuống còn 16,55%; giai đoạn 2021-2023 giảm từ 12,09% xuống còn 8,11% cuối năm 2023; 91 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn.

Nhiều hộ đồng bào “nghèo có thâm niên” đã vươn lên từ nguồn vốn chính sách. Đơn cử, ông Đinh Im, xã Ia Ka thuộc diện hộ nghèo được NHCSXH huyện Chư Páh giải quyết cho vay 50 triệu đồng để nuôi bò sinh sản, tạo sinh kế. Đến nay, gia đình ông đã có đàn bò gồm 4 con cùng 3 sào cà phê giống mới. Vì vậy năm ngoái, gia đình ông Im thoát hết cảnh nghèo.

Hay như gia đình ông Nguyễn Văn Bích, thôn 2, xã Hòa Phú, huyện Chư Páh là một trong những hộ nghèo của xã, gia đình ông Bích có 6 nhân khẩu sống trong căn nhà tạm bợ “mưa tạt, gió lùa”, không có vốn liếng lại không có đất sản xuất nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Năm 2018, ông Bích được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng căn nhà kiên cố và vay 50 đồng từ NHCSXH. Từ đó, ông Bích đầu tư trồng 2 sào cà phê, chăn nuôi thêm vài chục con gà. “An cư lạc nghiệp”, ông Bích yên tâm làm ăn, kinh tế ngày càng ổn định. Năm 2021, ông Bích đã tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để nhường sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Đánh giá về hiệu quả và ảnh hưởng từ nguồn vốn tín dụng chính sách, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Rah Lan Chung cho biết, việc đưa Chỉ thị 40 của Đảng vào cuộc sống được xem là khâu đột phá trong chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Do vậy, nguồn vốn chính sách ở tỉnh cao nguyên biên giới không những tăng trưởng nhanh, mà còn tạo ra hiệu ứng thiết thực, giúp người dân vươn lên phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống không ngừng.

Cuộc hành trình của tín dụng chính sách vì an sinh xã hội ở tỉnh Gia Lai đã bước sang năm thứ 22, đạt kết quả đáng mừng, trong đó đáng ghi nhận phần góp sức, đồng lòng của NHCSXH. Các vùng sâu, vùng biên giới, ngày càng tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.                                           

Địa phương

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.