Quảng Ninh tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Dành những điều tốt nhất cho thế hệ trẻ

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước, cần được ưu tiên, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Tại Quảng Ninh, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể của tỉnh luôn quan tâm đưa công tác quan trọng này vào chương trình, kế hoạch hành động hàng năm, nhằm giúp các em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh.

Để mọi trẻ em đều được chăm lo, phát triển toàn diện

Thời gian qua quán triệt đầy đủ các chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc… Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ đạo các cấp, các ngành coi đây là nhiệm vụ quan trọng chăm lo thế hệ tương lai. Trong đó, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho trẻ em trong tỉnh, như: Quyết định số 3425/QĐ-UBND (ngày 25.12.2012) của UBND tỉnh "Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Quảng Ninh"; Nghị quyết số 99/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh "Về việc hỗ trợ học phí cho học sinh là con của người có công với nước, đối tượng chính sách đang học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh"; Nghị quyết số 309/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về "Chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021 - 2025"; Kế hoạch của UBND tỉnh về tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Ký tặng quà, chung vui với các cháu thiếu nhi Trường Mầm non Bãi Cháy, TP. Hạ Long. Ảnh: Thu Chung
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Ký tặng quà, chung vui với các cháu thiếu nhi Trường Mầm non Bãi Cháy, TP. Hạ Long. Ảnh: Thu Chung

Để chăm lo đúng, đủ, kịp thời cho trẻ em, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tích cực phối hợp với các ngành chức năng, UBND các địa phương quản lý dữ liệu về trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp phòng, chống và can thiệp bảo vệ. Ủy ban MTTQ các cấp tổ chức, kêu gọi ủng hộ nguồn lực giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong học tập và hòa nhập cộng đồng.

Tính riêng năm 2023, toàn tỉnh có 8.450 lượt trẻ em được hưởng chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước với số tiền 54,889 tỷ đồng. Trong đó, có 3.078 lượt trẻ em được hỗ trợ theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ với tổng số tiền 39,230 tỷ đồng; 5.372 lượt trẻ em được hỗ trợ với tổng số tiền 15,659 tỷ đồng theo Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Tỉnh cũng vận động được trên 22 tỷ đồng chi cho các hoạt động thăm hỏi, tặng quà trẻ em dịp lễ, Tết, năm học mới và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Ưu tiên nguồn lực, hành động thiết thực

Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em 2024 với chủ đề: “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”, vừa qua, tỉnh đã kết hợp phát động Tháng hành động vì trẻ em và khai mạc hoạt động hè trên địa bàn gắn với tiếp nhận Quỹ Bảo trợ trẻ em Quảng Ninh; trao hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trong đợt cao điểm này, các địa phương trong tỉnh cũng tổ chức phát động gắn với phong trào toàn dân luyện tập môn bơi, ngày Olympic trẻ em và các hoạt động thiết thực hưởng ứng “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”.

Theo đó, trên địa bàn toàn tỉnh sẽ tổ chức hàng loạt hoạt động nổi bật như: Ký cam kết phòng chống xâm hại trẻ em, phòng tránh đuối nước; dạy bơi cứu đuối, hội thi bơi; ngày hội văn hóa thể thao cho trẻ em; trao hỗ trợ, đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng, nâng cấp các công trình (trường học, lớp học, nhà bán trú, thư viện, sân chơi…) dành cho trẻ em. Mỗi xã, phường, thị trấn đặt mục tiêu có ít nhất 1 công trình, phần việc. Các cơ quan, đơn vị, trường học căn cứ tình hình thực tế triển khai tích cực các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phòng chống xâm hại, đuối nước, chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em. Mỗi CBCCVC, mỗi đoàn viên, hội viên của tổ chức chính trị - xã hội… có một hành động thiết thực vì trẻ em.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hạnh - Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Quảng Ninh, với tinh thần “dành những điều tốt nhất cho trẻ em”, tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Ưu tiên nguồn lực lớn cho lĩnh vực y tế, giáo dục để bảo đảm nhu cầu khám, chữa bệnh và nhu cầu học tập cho trẻ em trên địa bàn.

Thời gian tới, các cấp ủy Đảng, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, gia đình và cộng đồng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng những chương trình, kế hoạch, hành động cụ thể; có nhiều sáng kiến và hành động tạo cho trẻ em môi trường sống an toàn, thân thiện, không bị bạo lực, xâm hại, không bị tai nạn thương tích; tạo cho trẻ em một mùa hè vui tươi, lành mạnh, bổ ích...

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.