Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm du lịch mới lạ tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Thời điểm khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã cận kề, nhiều hoạt động quảng bá, chương trình lễ hội, các tuyến du lịch, điểm tham quan mới đã hoàn thành với nhiều trải nghiệm thú vị sẵn sàng đón khách.

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 10.3 đến 14.3, với rất nhiều hoạt động chính và sự kiện bên lề cùng sự mới lạ, đa dạng về loại hình, sản phẩm. Đây là kỳ Lễ hội lớn nhất, quy mô nhất và hứa hẹn sẽ đón lượng khách du lịch đông nhất sau 2 năm tạm dừng.

Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm du lịch mới lạ tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột -0
Trung tâm TP Buôn Ma Thuột nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng tại Lễ hộ Cà phê lần thứ 8.

Hiện trên nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Buôn Ma Thuột và các địa phương trong tỉnh kết nối theo chuỗi sự kiện cùng đơn vị tổ chức sự kiện, công ty lữ hành tập trung hoàn thiện các sản phẩm, trang trí, cải tạo cảnh quan với những hình ảnh sống động và kỳ bí tạo sự tò mò, khám phá nét hoang sơ của vùng đất Tây Nguyên.

Ngoài các hoạt động chính diễn ra tại trung tâm thành phố, thì nhiều hoạt động khám phá vùng đất Bazan đất đỏ với những thác ghềnh, vào rừng đi bộ, vui chơi cùng đàn voi, cắm trại lưu đêm tại làng Đảo, đốt lửa trại, tổ chức cồng chiêng, thưởng thức đặc sản đại ngàn…

Tại cụm thác Dray Sáp thượng, Dray Nur, đơn vị quản lý đã hoàn tất mọi phần việc chào đón du khách. Đại diện Công ty TNHH Đầu tư du lịch Trung Nguyên Healing Ngô Xuân Nam cho biết: Hướng đến mô hình tham quan gần gũi với thiên nhiên và kết hợp các hoạt động thể chất chúng tôi sẽ ra mắt các tour trải nghiệm khám phá như chèo thuyền vượt thác, siêu xe địa hình băng rừng vượt thác tận hưởng không gian hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên.

Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm du lịch mới lạ tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột -0
Các chú voi Buôn Đôn luôn thu hút sự hiếu kỳ của du khách.

Nhằm bảo tồn và thân thiện hơn với các chú voi tại Buôn Đôn, năm nay Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn đưa du khách đến hoạt động trải nghiệm thú vị như: vào rừng tìm voi, cho voi ăn, tìm hiểu kiến thức về voi, tham quan, chụp ảnh với đàn voi...

Bên cạnh gần 20 hoạt động chính tại Lễ hội, 12 doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng 42 tour du lịch với nhiều trải nghiệm đặc sắc. Theo đó, du khách chọn các hành trình tham quan tại khu du lịch trong và ngoài thành phố Buôn Ma Thuột; thì còn có các tour trải nghiệm như: đạp xe, leo núi, chèo thuyền vượt thác, đạp xe băng rừng hay tìm hiểu về cây cà phê, nghề trồng cà phê và các công đoạn chế biến cà phê ở Đăk Lăk. Đặc biệt, nhiều tour thiết kế cho du khách tìm hiểu đời sống, văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán của người Ê đê, người M’nông và văn hóa, ẩm thực của người Lào ở Tây Nguyên. 

Cùng với các hoạt động trên, ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk dự kiến trong thời gian Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 diễn ra sẽ thu hút khoảng 50.000 lượt khách, trong đó, hơn 10.000 lượt khách lưu trú mỗi ngày. Hiện trên 60% lượng phòng tại 235 cơ sở lưu trú du lịch đã có khách đặt phòng, nhiều nơi không nhận thêm khách. Hiện các homestay và nhà dân được huy động ký kết tham gia cùng với sự kiện lớn của tỉnh, đảm bảo chỗ ăn, nghỉ cho toàn bộ du khách gần xa.

Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm du lịch mới lạ tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột -0
Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk được bao trùm trong không gian xanh nơi chứa đựng toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh

Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thụy Phương Hiếu cho biết: Ngành đã kiểm tra, thông tin đến từ cơ sở lưu trú đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách trong suốt thời gian lưu trú và sẽ tiếp nhận, xử lý nạn “chặt chém” du khách ngay khi nhận được phản ánh.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ năm nay sẽ kết nối với nhiều hoạt động như: Lễ khai mạc, Lễ hội đường phố, Hội voi Buôn Đôn, Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà-phê, Lễ hội ánh sáng, thưởng thức vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn”. Với các du khách thích di chuyển sẽ tiếp tục với những hành trình thú vị: tham quan Khu du lịch Lắk Resort với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí; chinh phục Núi Đá Voi - Yang Tao; hay đến buôn Lê và buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk để tìm hiểu về đời sống văn hóa, phong tục tập quán của người đồng bào M’Nông… và điều không thể thiếu khi đến với lễ hội này chính là thưởng thức những hương vị khác lạ của nhiều loại cà phê do chính những người nông dân tỉnh Đắk Lắk trồng, chăm sóc và chế biến phục vụ miễn phí cho du khách.

Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm du lịch mới lạ tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột -0
Lễ hội văn hóa của người bản địa Tây Nguyên được phục dựng, trình diễn phục vụ du lịch, tìm hiểu của người dân

Để đảm bảo tốt nhất cho các hoạt động diễn ra, tránh ùn tắc trên các tuyến, các lực lượng chức năng tại địa phương đã phối hợp, thông báo, lắp bảng chỉ dẫn để phân luồng, hướng tuyến tạo thuân lợi nhất cho du khách tham quan du lịch.

Đồng thời, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk và TP Buôn Ma Thuột thường xuyên kiểm tra quá trình thi công, đôn đốc hoàn thiện các hạng mục tại đại lộ đông tây (công trình khởi công năm 2015 với tổng trị giá hơn 1.200 tỷ đồng) với quyết tâm đưa vào khai thác, phục vụ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm nay.

Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.