Công bố quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mục tiêu Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, giữ vai trò là đầu mối kết nối, phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế.

Ngày 25.11, UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức lễ công bố "Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050".

Tham dự lễ công bố, có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Trung ương. 

Về phía TP. Đà Nẵng, có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Nguyễn Văn Quảng; Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết; Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.

Đà Nẵng công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 -0
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại lễ công bố

Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. 

Tích hợp và liên kết một cách khoa học với Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, được vận dụng đầy đủ, sáng tạo các quan điểm, định hướng phát triển của Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24.1.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nội dung quy hoạch nêu rõ quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển của thành phố đến cuối thời kỳ quy hoạch cũng như tầm nhìn đến năm 2050; cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đã được Bộ Chính trị ban hành về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng tại Nghị quyết số 43-NQ/TW và bảo đảm tính liên kết, đồng bộ trong định hướng phát triển giữa các ngành, lĩnh vực của thành phố; phát huy các tiềm năng, thế mạnh của Đà Nẵng... 

Phát biểu tại lễ công bố, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá, quy hoạch TP. Đà Nẵng được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn, tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh; cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 43-NQ/TW, thể hiện khát vọng của nhân dân Đà Nẵng về thành phố đáng sống, trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và thế giới. Quy hoạch đã và mở ra cơ hội không gian phát triển mới cho thành phố, được kỳ vọng tạo ra xung lực mới để Đà Nẵng tiếp tục tạo ra kỳ tích lần thứ 2 về phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị, Đà Nẵng khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể, phân bổ nguồn lực, xác định trách nhiệm và tiến độ, kèm theo đó là chương trình, dự án; nhất là các dự án ưu tiên để thu hút nhà đầu tư lớn. Tuy nhiên, cần xác định quy hoạch này chỉ mang tính định hướng về không gian, đi cùng đó cần phải rà soát quy hoạch ngành, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu… nhằm tiếp tục đồng bộ.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh khẳng định, Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 2.11.2023. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, tạo hành lang vững chắc cho sự phát triển bền vững của thành phố trong giai đoạn mới; là nền tảng để tiếp tục khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng theo đúng định hướng và đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian sớm nhất.

Đà Nẵng công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 -0
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 

Tính đến ngày 15.11.2023, TP. Đà Nẵng đã cấp mới và điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 40 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 47.000 tỷ đồng; thu hút gần 200 triệu USD vốn đầu tư FDI.

“Thành phố đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Vì vậy, Quy hoạch thành phố Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại thời điểm này càng có ý nghĩa quan trọng để thành phố xây dựng kịch bản tăng trưởng phù hợp. Từ đó, xác định các chỉ tiêu, giải pháp trọng tâm để triển khai hiệu quả trong thời gian đến trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực nội tại của địa phương, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực bên ngoài, tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn, bứt phá hơn để thành phố hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới”, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhấn mạnh.

Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 2.11.2023 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững, ngang tầm quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế. Là trung tâm du lịch quốc tế gắn với trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế; trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực và là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.

Tại buổi lễ, UBND TP. Đà Nẵng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 7 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 9.300 tỷ đồng. Trong đó, 6 dự án có vốn đầu tư trong nước (1 dự án tăng vốn đầu tư) và 1 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vừa được cấp phép.

Địa phương

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.