Cụ thể, năm 2020 là 16,1 tỷ đồng, năm 2021 là 17,6 tỷ đồng và năm 2022 là 18,3 tỷ đồng.
Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trường học đang vận hành chủ yếu từ nguồn kinh phí trích lại từ quỹ BHYT phục vụ công tác triển khai chính sách BHYT tại các cơ sở giáo dục.
Năm học 2022-2023, tỉnh Đồng Nai có khoảng 595.128 học sinh sinh viên tham gia BHYT (99,97%). Nhờ có thẻ BHYT, nhiều học sinh sinh viên mắc các bệnh nan y, mạn tính đã được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lên tới hàng tỷ đồng. Trong năm, đã có hàng trăm trường hợp học sinh sinh viên được quỹ BHYT chi trả chi phí cao khi đi khám chữa bệnh.
Mục tiêu đặt ra trong năm học 2023-2024 trên địa tỉnh là bao phủ BHYT học sinh sinh viên đạt 100%. Để đạt được kết quả này, cần sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao từ các nhà trường, phụ huynh và học sinh.
Nguồn kinh phí trích lại từ quỹ BHYT được các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sử dụng để phục vụ chi: mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho trẻ em, học sinh sinh viên khi bị tai nạn thương tích hoặc các trường hợp bệnh thông thường trong thời gian học tập tại cơ sở giáo dục; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tủ tài liệu quản lý hồ sơ sức khỏe tại cơ sở giáo dục; mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động khám chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Thực tiễn triển khai cho thấy, nguồn kinh phí này đã thực sự phát huy vai trò, hiệu quả, không chỉ giúp y tế trường học kịp thời thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho học sinh sinh viên theo quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh khi phát sinh trường hợp cấp cứu trong thời gian học tập, sinh hoạt, thực hành tại cơ sở giáo dục… mà còn giúp theo dõi, kiểm tra, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ sức khỏe để dự phòng, điều trị, bảo đảm sức khỏe của các em trong tương lai.