Đồng Nai phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

Cần thêm xung lực cho lộ trình hội nhập

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Nai, chăn nuôi là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh (chiếm 61,83%) và đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai có 2 loại vật nuôi chủ lực là heo và gà.

Tiếp tục định hướng phát triển trang trại quy mô lớn

Năm 2022, tổng đàn heo của tỉnh Đồng Nai đạt trên 2,6 triệu con, tăng gần 6,4%; tổng đàn gà đạt 26 triệu con, tăng hơn 4,5% so với cùng kỳ; đàn trâu bò trên 90 ngàn con, dê khoảng 192 ngàn con, tổng đàn chim cút đạt trên 8,2 triệu con. Ước tổng sản lượng thịt cung cấp ra thị trường trong năm 2022 đạt trên 630 ngàn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng trứng ước đạt gần 1,2 tỷ quả, tăng hơn 6,6% so với năm 2021.

Đồng Nai với 2 vật nuôi chủ lực là heo và gà, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 90%. Nguồn: ITN
Đồng Nai với 2 vật nuôi chủ lực là heo và gà, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 90%. Nguồn: ITN

Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của Đồng Nai đạt hơn 14,4 ngàn tỷ đồng, tăng gần 4,8% so với cùng kỳ năm 2022. Hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, hiện tổng đàn heo khoảng 2,35 triệu con, đàn gà khoảng 25 triệu con. Với tổng đàn như hiện nay, bình quân mỗi tháng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh cung ứng ra thị trường khoảng 37 ngàn tấn thịt heo, 17 ngàn tấn thịt gà, gần 120 triệu trứng gia cầm. Đồng Nai không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh mà còn cung ứng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai Nguyễn Trường Giang cho biết, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn. Với 2 vật nuôi chủ lực là heo và gà, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 90%. Trong đó, khoảng 21% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín; 11,5% trang trại ứng dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi; gần 90% trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn. 

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 150 trang trại và 7 tổ hợp tác chăn nuôi đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAHP. Tổng sản lượng thịt đạt chuẩn VietGAHP cung ứng ra thị trường khoảng 165 ngàn tấn thịt/năm. Trong đó, tổng sản lượng thịt heo VietGAHP khoảng 110 ngàn tấn/năm và tổng sản lượng thịt gà khoảng 55 ngàn tấn/năm. Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai cũng đang phối hợp với Cục Thú y khảo sát và xây dựng 3 vùng an toàn dịch bệnh đáp ứng tiêu chuẩn OIE phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Đồng Nai vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: việc áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) chưa được thực hiện đồng bộ; thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nên sức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chưa cao; ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và dịch bệnh trên gia súc gia cầm dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi, cần thời gian, chính sách ưu đãi và các gói tín dụng để phục hồi.

Đồng bộ giải pháp để có chuyển biến tích cực

Đặc biệt, sau dịch Covid-19 giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá lợn hơi thấp dưới giá thành cùng với bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại đã khiến người chăn nuôi kiệt quệ. Hầu hết người chăn nuôi, doanh nghiệp đều sử dụng vốn vay từ ngân hàng trong khi lãi suất tăng, giá thức ăn chăn nuôi tăng nhưng giá thành lợn hơi lại giảm khiến người chăn nuôi đứng ngồi không yên. Thực trạng lợn “ăn” sổ đỏ ngày càng lan rộng trở thành nỗi sợ hãi của người chăn nuôi, giảm năng lực tái đàn.

Tháng 3.2023, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến và lãnh đạo Cục chăn nuôi đã có buổi làm việc với Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, ghi nhận những khó khăn ngành chăn nuôi đang đối mặt như: giá sản phẩm chăn nuôi thấp hơn giá thành sản xuất trong khi chi phí đầu vào cao; chăn nuôi nông hộ, trang trại tư nhân ngày càng yếu thế so với doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài; câu chuyện khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay, lãi xuất ngân hàng tăng… Đứng trước những khó khăn đó, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công đã đề nghị Ngân hàng nhà nước có chính sách gia hạn nợ gốc, giảm 1 phần lãi suất như chính sách hỗ trợ giai đoạn Covid-19 cho ngành chăn nuôi. Đồng thời, đề nghị các ngân hàng thương mại như Agribank, Vietcombank, HD Bank, VP Bank... tiếp tục gia hạn các gói tín dụng cho các chi nhánh để triển khai đến các vùng chăn nuôi trọng điểm, vì nếu đứt nguồn vốn, có thể các trang trại sẽ phá sản ngay.

Đặc biệt, trong quá trình thẩm định khách hàng là các doanh nghiệp chăn nuôi, các ngân hàng nên có sự tiếp xúc với Hiệp hội để đánh giá tiềm lực khách hàng; có những doanh nghiệp tốt có thể đứng ra bảo lãnh ngân hàng cho vay vốn cho cả chuỗi liên kết từ nông hộ, hợp tác xã, đại lý thức ăn... để tăng quy mô làm ăn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận xét, Đồng Nai là tỉnh có quy mô chăn nuôi rất lớn, để nâng cao năng lực cạnh tranh, người chăn nuôi phải đi vào ngành hàng kỹ thuật tuần hoàn như đầu tư cho khâu giống; phương thức chăn nuôi cũng phải thay đổi, tiếp cận công nghệ mới khép kín, tự động hóa; xử lý được vấn đề môi trường... Ngành chăn nuôi cũng phải quan tâm đầu tư sơ chế, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm gắn với chuỗi phân phối để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Trước đó, bám sát chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, lĩnh vực chăn nuôi của Đồng Nai được xác định tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, tập trung nâng cấp chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ thực phẩm sạch, truy xuất nguồn gốc; hoặc hình thức liên kết chăn nuôi gồm: cơ quan quản lý nhà nước - ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất thức ăn - người chăn nuôi và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hoặc hình thức liên kết chuỗi chăn nuôi - giết mổ - buôn bán; khuyến khích hình thành các khu chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất và đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hữu cơ, hạn chế manh mún nhỏ lẻ nhằm giảm chi phí trong nuôi, tăng khả năng cạnh tranh (cùng nhau nhập, hợp đồng con giống, thức ăn, thuốc thú y, vật tư…hạ giá thành, số lượng xuất bán lớn, hạn chế thương lái ép giá…), kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Địa phương

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Năm 2023, Đồng Nai cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu tấn nông sản Ảnh: ITN
Địa phương

Để nông sản rộng đường xuất khẩu

Tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, câu lạc bộ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho những loại trái cây, nông sản có ưu thế của địa phương. Như vậy sẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông dân và tăng sức cạnh tranh cho nông sản, từ đó rộng đường xuất khẩu.

Nhằm tạo đầu ra ổn định, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối cho nông sản
Địa phương

Đa dạng hóa kênh phân phối nông sản

Nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối như chợ truyền thống, các sàn thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.

Đồng Nai phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản Ảnh: ITN
Địa phương

Phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản

Nhằm hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu và uy tín chất lượng nông sản, thời gian qua, Đồng Nai đã triển khai chương trình xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho những sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh
Địa phương

Mốc son về hạ tầng cho vùng cao Tây Bắc

Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km19+000 - Km53+000 đoạn qua tỉnh Hòa Bình) có chiều dài 34km, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng vừa được tổ chức long trọng tại xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Sự kiện này không chỉ đánh dấu mốc son quan trọng trong phát triển hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực, mở đường cho vùng Tây Bắc phát triển.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội
Hoạt động chính quyền

Đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến góp ý Dự thảo Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30.12.2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị T.Ư xem xét, giao bổ sung biên chế cho khối Đảng, đoàn thể thành phố để thực hiện đúng chỉ tiêu tinh giản 5% công chức, 10% viên chức theo Kết luận của Bộ Chính trị.

Sản xuất vi mạch xuất khẩu tại Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 2
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Thu hút dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai
Địa phương

Công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và môi trường (TNMT) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, thực hiện chỉ đạo của Bộ TNMT về việc tiếp tục công khai thông tin về vi phạm và việc khắc phục vi phạm pháp luật đất đai theo quy định của pháp luật.