Cần đến 4.200 tỷ đồng, quận Tây Hồ sẽ làm gì ở Hồ Tây?

Quận Tây Hồ vừa đề xuất UBND TP Hà Nội hỗ trợ kinh phí để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường hồ Tây với tổng kinh phí 4.200 tỉ đồng.

Theo UBND quận Tây Hồ, để bảo tồn và khai thác tiềm năng của hồ Tây, thời gian tới, đơn vị này sẽ nghiên cứu quy hoạch tổng thể về hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ cho việc khai thác các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Quận Tây Hồ cũng sẽ nghiên cứu phương án để cải thiện chất lượng môi trường nước hồ, cải thiện không gian sinh sống của các loài thủy sản của hồ; Tăng cường công tác quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, quản lý việc nuôi trồng và khai thác thủy sản trên hồ Tây.

Cần đến 4.200 tỷ đồng, quận Tây Hồ sẽ làm gì ở Hồ Tây? -0
Quận Tây Hồ vừa đề xuất UBND TP Hà Nội hỗ trợ kinh phí để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường hồ Tây 

Trong đó, quận Tây Hồ nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ sinh thái hồ Tây để có các giải pháp đảm bảo cân bằng như đánh tỉa cá rô phi và thả bù các loại khác…

Để thực hiện những mục tiêu trên, quận Tây Hồ đề xuất UBND TP Hà Nội hỗ trợ kinh phí để thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường hồ Tây.

Theo đó, tổng mức đầu tư để nạo vét bùn, cải tạo môi trường hồ Tây khoảng 2.000 tỉ đồng. Xây dựng các bến thủy nội địa trên hồ Tây cần khoảng 1.600 tỉ đồng và đài phun nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây khoảng 600 tỉ đồng. Tổng kinh phí cho 3 hạng mục là 4.200 tỉ đồng.

Do phải cân đối nguồn vốn để duy tu, duy trì, đảm bảo vệ sinh môi trường hồ Tây và thực hiện các dự án đầu tư công khác theo phân cấp, quận này đề xuất được triển khai các dự án trên bằng nguồn kinh phí hỗn hợp.

Cụ thể, quận Tây Hồ chủ động cân đối khoảng 1.200 tỉ đồng, thành phố bố trí kinh phí khoảng 3.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội trong 2 giai đoạn 2023 - 2025 và 2026 - 2030.

Đáng chú ý, bên cạnh đề xuất được “rót” hàng nghìn tỷ nêu trên, UBND quận Tây Hồ mới đây đã tổ chức lễ ra mắt Ban Quản lý Hồ Tây. Việc thành lập Ban Quản lý Hồ Tây là dấu mốc quan trọng trong bước chuyển giao Hồ Tây về cho quận Tây Hồ quản lý thay vì 8 sở ngành cùng quản lý như trước đây.

Theo đó, Ban Quản lý Hồ Tây là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận Tây Hồ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Ban Quản lý Hồ Tây giúp việc cho UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung, thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lý khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận theo quy định hiện hành.

Ban Quản lý Hồ Tây là cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc cho UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung, thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ quản lý Hồ Tây và vùng phụ cận trong phạm vi được giao theo quy định của UBND thành phố.

Ban Quản lý Hồ Tây chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các đề án, kế hoạch, quy hoạch về quản lý, đầu tư, sử dụng, khai thác Hồ Tây và vùng phụ cận; bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan, môi trường, đảm bảo cho việc phát triển bền vững khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận.

Ban cũng thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận khi được ủy quyền.

Với việc ra mắt nêu trên, có thể thấy khi được duyệt ngân sách, cơ quan trực tiếp tham gia thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường hồ Tây có thể chính là Ban quản lý Hồ Tây. Trong lễ ra mắt, lãnh đạo quận Tây Hồ đã công bố ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch quận kiêm nhiệm chức vụ Trưởng Ban quản lý Hồ Tây.

Địa phương

TP. Hải Phòng: Dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn để chủ động ứng phó bão số 3
Hoạt động chính quyền

TP. Hải Phòng: Dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn để chủ động ứng phó bão số 3

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương triển khai công tác ứng phó, phòng chống Bão số 3 (Yagi), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng Lê Tiến Châu nhấn mạnh yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác ứng phó với bão số 3; ngoài kịch bản chung thành phố, từng địa phương dự kiến tình huống, kịch bản sát với thực tiễn địa phương để chủ động phương án ứng phó…

Ninh Bình: Lãnh đạo chủ chốt các cấp trực 24/24 giờ để chỉ đạo ứng phó bão số 3 đổ bộ
Địa phương

Ninh Bình: Lãnh đạo chủ chốt các cấp trực 24/24 giờ để chỉ đạo ứng phó bão số 3 đổ bộ

Trước tính chất nguy hiểm của siêu bão số 3 (Yagi), tỉnh Ninh Bình đã chủ động các phương án để ứng phó với phương châm “bốn tại chỗ”, nhằm nhằm phòng ngừa, ứng phó với bão ở mức cao nhất, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Hà Nam: Ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”
Địa phương

Hà Nam: Ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”

Dự báo, trưa đến chiều nay, (7.9), tâm bão số 3 sẽ đi vào đất liền Quảng Ninh đến Thái Bình với cường độ cấp 10 - 12. Hà Nam cũng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão. Để chủ động ứng phó với siêu bão, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu các huyện, thành phố tập trung theo dõi bám sát thông tin dự báo, cảnh báo và chủ động triển khai phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế theo đúng phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu”, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.

Thái Bình: Sẵn sàng, triển khai các phương án ứng phó khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền
Địa phương

Thái Bình: Sẵn sàng, triển khai các phương án ứng phó khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền

Sáng 7.9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Lại Văn Hoàn cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra công tác ứng trực, chủ động ứng phó với các diễn biến của bão số 3 tại các huyện Tiền Hải, Thái Thụy.

Vĩnh Phúc “làm tổ” đón các nhà đầu tư
Địa phương

Vĩnh Phúc “làm tổ” đón các nhà đầu tư

Sau hơn 2 thập kỷ tái lập, từ tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã bứt phá ngoạn mục, nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và nằm trong danh sách các tỉnh, thành phố đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. 6 tháng đầu năm 2024, Vĩnh Phúc thu hút được hơn 430 triệu USD vốn FDI, vượt gần 9% kế hoạch đề ra. Đây là minh chứng sống động cho sự năng động, sáng tạo cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

Công ty TNHH MTV Phúc Cường ở Đắk Lắk liên tục trúng thầu xây lắp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “siêu thấp”
An ninh cơ sở

Công ty TNHH MTV Phúc Cường ở Đắk Lắk liên tục trúng thầu xây lắp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách “siêu thấp”

Thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Phúc Cường (Công ty Phúc Cường) đã trúng khoảng 47 gói thầu ở nhiều địa phương khác nhau. Đáng chú ý, nhiều gói thầu do doanh nghiệp này trúng thầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó nhiều công trình ở huyện Ea Kar thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Địa phương

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Nhằm hình thành vùng nguyên liệu chế biến, phục vụ xuất khẩu, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển những mô hình, điển hình tiêu biểu trong sáng chế chuyển giao công nghệ cũng như các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại
Trên đường phát triển

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại

Việc thực hiện chuyển đổi số khu vực nông thôn là hành trình lâu dài để thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như người dân. Đồng thời, chuyển đổi số đi từ cơ sở không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Hoàn thiện dữ liệu số ngành nông nghiệp
Trên đường phát triển

Hoàn thiện dữ liệu số ngành nông nghiệp

Bám sát chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai rất tích cực triển khai chuyển đổi số trong công tác quản lý, cụ thể thông qua nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành.