Khởi sắc ở vùng bản khó giữa lòng di sản:

Bài 3: Đảng dẫn đường, Nghị quyết tiếp sức vùng biên

Quá trình từng bước khởi sắc của bản làng vùng cao mang đậm vai trò lãnh đạo của Đảng. Cùng với đó, Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là động lực chính cùng Nghị quyết các cấp tiếp sức, để đồng bào nhìn về một mục tiêu, hành động xây dựng quê hương.

Những “hạt giống đỏ” của bản làng

Khu vực biên giới xã Thượng Trạch có vị trí và vai trò quan trọng đối với an ninh - quốc phòng, với việc đóng quân của 2 đồn biên phòng, bảo vệ đường biên và 4 mốc quốc giới. Do đó, Đảng ủy xã Thượng Trạch luôn xác định công tác xây dựng Đảng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại các bản, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ an ninh - quốc phòng cũng như phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Bài 3: Đảng dẫn đường, Nghị quyết tiếp sức vùng biên -0
Đinh Thát là Đảng viên trẻ đang công tác tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Thượng Trạch

Những “hạt giống đỏ” vùng cao biên giới vì vậy được quan tâm bồi dưỡng, từng bước nhận trọng trách đi đầu của một Đảng viên. Trong đó có Đinh Thát (SN 2003), một trong những Đảng viên trẻ tiêu biểu, là con em của bản làng vùng cao. Về xuôi học tập từ cấp THPT, rồi học cao hơn, sau đó, Thát quyết định trở về với quê hương bản làng cùng mong muốn “góp sức cho bản nghèo ấm no, tận tâm để con em đến trường”.

Công tác tại Ủy ban Mặt trận xã, Đinh Thát đi từng bản, gõ từng nhà để tuyên truyền người dân về phát triển kinh tế, nêu cao tư tưởng, giữ gìn nếp sống văn minh và kêu gọi con em đến trường, học lấy con chữ. Là người con của bản làng, người Đảng viên trẻ, cán bộ trẻ, Đinh Thát ý thức vai trò “cầu nối” giữa Đảng với dân, để lắng nghe, thấu hiểu tâm tư của người dân. “Em phải cố gắng nói sao cho bà con hiểu, bà con làm theo và cho con em đến trường đi học đầy đủ để có con chữ. Bà con ở nhà thì làm ăn kinh tế theo Đảng. Nếu có tâm tư gì, em sẽ là người lắng nghe, nói cho bà con hiểu và chuyển tải tâm tư về với các cấp, các đơn vị.”, Đinh Thát cho biết.

Những ngày đầu nhận nhiệm vụ, vì tuổi còn trẻ, chàng trai Đinh Thát không khỏi lo sợ  mọi người chê cười, không nghe. Nhưng với sự kiên trì, nhẫn nại, lại là con em của bản làng, dần dà, người dân cũng tin tưởng gửi gắm tâm tư, nguyện vọng.

“Có nhiều bản ở xa như bản Nôồng không có sóng điện thoại lại xa trung tâm, em phải đi đường đất, rồi chuyển qua đi bộ để đến với bà con. Trời mưa thì đường khó đi hơn, mà ở rừng nên mưa rừng cũng thất thường lắm. Nhưng đến với bản rồi thì bà con vui lắm, em mang những câu chuyện phát triển kinh tế, học văn hóa để mọi người thêm phấn khởi mà xây nhà, xây quê hương.”, Đinh Thát cho biết.

Cùng với Đinh Thát, thế hệ trẻ của bản làng biên giới ngày nay đều khấp khởi vui mừng và xem quá trình tu dưỡng, rèn luyện để xứng đáng là Đảng viên gương mẫu.

Bài 3: Đảng dẫn đường, Nghị quyết tiếp sức vùng biên -0
Thượng tá Lê Xuân Hóa, Đồn Biên phòng Cồn Roàng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, cán bộ tăng cường làm Phó Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch

Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch Lê Xuân Hóa, rất nhiều quần chúng mong muốn tham gia vào hàng ngũ của Đảng. Cùng với việc rèn luyện thêm trình độ, chuyên môn, công tác tạo nguồn ở vùng biên giới có nhiều dấu hiệu tích cực.

Tính đến nay, Đảng bộ xã có 25 chi bộ, 286 đảng viên. Trong đó có 18 chi bộ bản, người đồng bào dân tộc chiếm 51,8%. Vai trò và vị trí của các Đảng viên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đã tạo nên phong trào, hướng đến mục tiêu xây dựng bản làng ấm no ngày một được khẳng định.

Đổi thay từ Nghị quyết

Cùng với “hạt giống đỏ” Đinh Thát, thế hệ trẻ của bản làng có Đinh Xức, Đinh Vộ,... cùng nhiều thanh niên khác là hàng ngũ vững chắc của vùng cao biên giới, thấm nhuần tư tưởng phát triển kinh tế để cùng nhân dân đồng bào xóa đói giảm nghèo.

Bài 3: Đảng dẫn đường, Nghị quyết tiếp sức vùng biên -0
Các công trình cộng đồng trong khu vực dân cư từng bước thay đổi đời sống tinh thần của người dân

Đồng hành với tinh thần đó, Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, cuộc sống người dân đã có nhiều đổi thay trong cả tư duy lẫn hành động.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội và HĐND các cấp, HĐND xã Thượng Trạch đã ban hành các Nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tiễn cuộc sống, nhằm cải thiện các công trình thiết yếu, cơ sở hạ tầng phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xuyên suốt nhiều năm qua.

Bài 3: Đảng dẫn đường, Nghị quyết tiếp sức vùng biên -0
Sân vui chơi chung trong cụm bản

Bên cạnh đó, từ hỗ trợ đồng hành của Nghị quyết cho các địa bàn đặc thù, nhiều dự án và chương trình phát triển kinh tế được các cấp, các đơn vị trên địa bàn định hướng, giúp người dân thực hiện và tạo thành thành quả cũng như thương hiệu của một vùng. Trong đó, các sản phẩm OCOP đã và đang khẳng định vị trí và chất lượng trên thị trường.

Từ tháng 1.2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình 1719 - Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025. Cụ thể, Nghị quyết cho phép HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ hoặc phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng chương trình chi tiết đến dự án thành phần. Nhờ vậy, HĐND cấp huyện sẽ linh hoạt hơn trong điều chỉnh để giải ngân các nguồn vốn từ Chương trình 1719.

Bài 3: Đảng dẫn đường, Nghị quyết tiếp sức vùng biên -1
Đời sống tại bản biên giới giữa lòng di sản ngày một được cải thiện

Quốc hội cũng cho phép UBND cấp tỉnh, cấp huyện được quyết định việc điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển sang năm 2024. Do đó, các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ, không đủ điều kiện giải ngân kinh phí theo quy định hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp sẽ được điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước cho các dự án thành phần khác trong cùng chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình Trần Hải Châu cho biết, việc phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương, rút gọn thời gian, thủ tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bài 3: Đảng dẫn đường, Nghị quyết tiếp sức vùng biên -0
Hoạt động TXCT được tổ chức linh hoạt, phù hợp điều kiện của người dân tại 18 bản

Đối với hoạt động tiếp xúc cử tri, là cơ quan dân cử cấp cơ sở ở địa bàn có điều kiện địa hình đặc biệt khó khăn, công tác được triển khai đầy đủ và sâu sát. Theo Chủ tịch HĐND xã Y Quyết, bên cạnh việc phổ biến các chương trình, kế hoạch, quyết định các chính sách quan trọng của địa phương, xã bám sát chức năng, nhiệm vụ trong tổ chức hoạt động; chỉ đạo tốt công tác tiếp xúc cử tri đi đạt 100%; thực hiện kỳ họp HĐND đúng luật, chất lượng kỳ họp được nâng lên.

Các hội nghị tiếp xúc có đông đảo cử tri tham gia, chủ động đề xuất ý kiến liên quan đến phát triển kinh tế, sửa chữa đường sá, công trình công cộng... Hoạt động tiếp xúc cử tri được tổ chức linh hoạt, phù hợp điều kiện của người dân tại 18 bản phân bố rải rác giữa rừng già của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Với sự nỗ lực của chính người dân, cùng hệ thống chính trị, sự soi đường và đồng hành của Đảng, Nghị quyết, bản làng vùng cao Quảng Bình, nơi vẫn đang mong chờ điện lưới về với từng nhà, đang thay đổi từng ngày để hướng đến bức tranh phát triển kinh tế ấm no, mỗi nhà một nghề, đan sắc cho bản làng.

Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ
Địa phương

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ

Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, tính đến 6h ngày 16.9, mực nước trên sông Đáy tại An Mỹ đạt báo động II; sông Bùi tại Phúc Lâm đạt báo động III, mực nước các hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao; riêng hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn…

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án
Địa phương

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án

Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi tại Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị thanh tra lại tính pháp lý của dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp thực hiện dự án cũng than khó vì dự án kéo dài 21 năm nhưng đến nay chỉ nhận hơn 6.400m2/43.300m2 đất.

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3

Vừa qua, tại huyện Vân Đồn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh đã gặp mặt, động viên, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản (NTTS), trồng rừng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển
An ninh cơ sở

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh và trật tự biển đảo trong tình hình mới.

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội
Địa phương

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội

Theo Báo cáo nhanh về ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Chương Mỹ (từ 15h30 ngày 14.9 đến 6h30 ngày 15.9), mực nước sông Bùi có xu hướng giảm nhẹ từ 7,75m chiều qua, sáng nay còn 7,66m, trên mức báo động 3. Sông Đáy giảm từ 6,81m xuống còn 6,69m, trên mức báo động 2. Mực nước các hồ: Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu cũng giảm nhẹ từ 1 đến 2m. Tuy nhiên mực nước này đều đang vượt ngưỡng tràn.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân
Địa phương

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân

Nhấn mạnh: Bất kỳ một Đảng, Nhà nước nào, lòng dân là hết sức quan trọng; Đảng, Nhà nước đó có giữ được lòng dân hay không, khi ấy mới nói tới sự trường tồn. Do đó, mấu chốt của vấn đề là phải giữ được lòng dân, muốn vậy phải phụng sự Nhân dân thật tốt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị đổi mới phương thức, quản lý, điều hành, xây dựng phong cách làm việc “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” để chính quyền có đủ năng lực, hiệu quả, phụng sự Nhân dân.