Khởi sắc ở vùng bản khó giữa lòng di sản

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới

Không cam chịu với cái nghèo, ngày nay, nhiều thanh niên, người dân của bản làng biên giới xã Thượng Trạch đã chủ động tìm kiếm phương thức phát triển sinh kế, trở thành lá cờ đầu về hình mẫu lao động. Từ đó, các hộ gia đình noi theo và học tập, cùng nhau xây dựng quê hương vùng biên viễn ấm no hơn.

Đảng viên làm kinh tế vùng khó

Đồng bào vùng cao xã Thượng Trạch lâu nay đã nghe nói nhiều về anh chủ trại lợn Đinh Vộ (SN 1996) tại bản Khe Rung. Bắt đầu thử nuôi lợn vào năm 2018 chỉ với 2 con lợn được hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mục đích để kiếm kế sinh nhai và tìm tòi một ngành nghề cho gia đình, đến nay, trại lợn của anh đang nuôi trên dưới 20 con, với con giống đặc trưng là lợn rừng lai, có nguồn tiêu thụ ổn định.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -0
Trại lợn của đảng viên trẻ Đinh Vộ, mang đến nguồn thu ổn định

Việc mở rộng và phát triển từng bước của trang trại lợn nhà anh Đinh Vộ đến tai người dân gần xa. Ai ai cũng biết về một người Đảng viên trẻ nói được, làm được, tự nuôi gia súc, có trang trại nhỏ rồi xây cất nhà cửa khang trang. Định kỳ, anh cũng đi đến 18 bản trong xã, bản cách bản khá xa, đường đi lại khó khăn, để tiêm lợn giúp nhà người dân và về đồng bằng tìm tòi, học hỏi thêm. 

Kể về những ngày đầu lập nghiệp, đảng viên trẻ Đinh Vộ chia sẻ: “Khi ấy mình 22 tuổi. Chọn nuôi lợn là trước hết vì muốn phát triển kinh tế cho gia đình. Sau đó thì làm gương cho bà con dân bản để mọi người học theo. Nhà nào cũng tự làm được cái ăn, cái mặc thì bản làng bớt nghèo đi”.

Sắp tới, anh Đinh Vộ dự định mở rộng quy mô, nuôi thêm gà bản địa có giá trị cao, phát triển kinh tế và tạo thương hiệu cho nông sản địa phương.

“Là Đảng viên, trước tiên mình phải đi đầu trong việc tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực mình làm, mình biết. Từ đó, bà con hiểu rõ việc chăn nuôi cũng là một cách để thay đổi cuộc sống gia đình, qua đây góp phần xóa đói giảm nghèo cho quê nhà”, anh Đinh Vộ cho biết.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -1
Lợn rừng lai được chăn nuôi, có nguồn tiêu thụ ổn định

Người thanh niên trẻ gia nhập vào hàng ngũ của Đảng từ năm 2019, đến nay, bằng hành động và ý chí, sự chăm chỉ cần cù qua mỗi ngày, dân bản đều biết đến và yêu mến tinh thần của anh. Tiếng lành đồn xa, cùng sự vận động và hỗ trợ của chính quyền địa phương; đặc biệt, khi các điều kiện sống cơ bản được đáp ứng và cải thiện hơn, có điện, có nước, nhiều gia đình cũng đã tự ý thức về phát triển sinh kế. Từ đó, từng bước lựa chọn ngành nghề phù hợp, làm trụ cột cho gia đình.

Để bản cao là điểm sáng sản vật rừng

Bên cạnh mô hình nuôi lợn của đảng viên Đinh Vộ, xã cao Thượng Trạch cũng xác định mũi nhọn trong phát triển các loại nông sản, sản vật rừng, sản phẩm từ rừng… Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Cà Roòng với 30 thành viên đã có sản phẩm OCOP 3 sao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho đông đảo người dân đồng bào.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -0
Ông Đinh Chuân, bản Ban, chủ động kinh tế bằng nghề đan dụng cụ lao động

Chủ tịch Hợp tác xã (HTX) Đinh Xức cho biết, hiện tại nhu cầu của các đơn vị thu mua đang lớn hơn nhiều so với khả năng cung cấp của đơn vị. Mỗi mùa măng kéo dài trong khoảng 4 tháng, cũng là thời gian sôi động nhất năm khi HTX thu mua măng từ các hộ gia đình, rồi về sơ chế, đóng gói bắt mắt và được bao tiêu, đặt hàng trước. Sản phẩm đang phấn đấu để vươn lên OCOP 4 sao.

Cùng với măng rừng, chính quyền địa phương xã Thượng Trạch cũng đang triển khai tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm tạo nguồn lợi phát triển quanh năm, thu hút gần 100 hộ dân chung tay tham gia sản xuất.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -0
Sản phẩm đan lát của ông Đinh Chuân được nhiều khách hàng miền xuôi yêu thích

Theo đó, tiểu dự án có các kế hoạch chăn nuôi bò; chăn nuôi lợn thương phẩm; mô hình chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi lợn bản, trồng cây măng lục trúc và cây bơ sáp… phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương; hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế cộng đồng, dự kiến xây dựng các mô hình chăn nuôi.

Thực hiện đa dạng hóa sinh kế cộng đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trường Chinh đã trực tiếp trò chuyện, cùng người dân định hướng lựa chọn công cụ sản xuất lao động phù hợp với gia đình, tránh trùng lặp nhau mà tạo tính toàn diện trong tổng thể cơ cấu.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -1
Ngôi nhà đơn sơ được chất đầy các lạt đan 

Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 1719, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025, mở ra nhiều cơ hội hỗ trợ phát triển cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Cùng với việc triển khai chương trình, qua nửa chặng đường với phân kỳ giai đoạn I, đời sống nhân dân vùng biên giới xã Thượng Trạch nói riêng và các địa phương khác ở huyện miền núi Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy đã nhiều phần đổi thay. Với xã Thượng Trạch, đồng bào hướng đến mỗi nhà một nghề, mái nhà đỏ kiên cố ngày một nhiều, đời sống cũng vui vẻ hơn. Người dân cũng kỳ vọng thêm, với dự án kéo điện lưới quốc gia giai đoạn 2, nhiều bản, nhiều gia đình có thể thấy điện lưới về ngay trước ngõ để tiếp sức cho công cuộc phát triển, giúp xuất hiện nhiều nhà xưởng chế biến nông sản; đời sống văn hóa - xã hội cũng đa dạng, phong phú hơn...

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -0
Gia đình bà Y Loan có nghề đan chổi, hái măng, có sinh kế và cải thiện đời sống

“Mong rằng những vị khách ở dưới xuôi lên với bản đều nhìn thấy được điều này, vì tôi luôn cảm nhận được sự thay đổi tích cực của bản làng và bà con nơi đây, từng chút một và mỗi ngày”, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Nguyễn Trường Chinh chia sẻ.

Địa phương

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5
Địa phương

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, các đơn vị điện lực trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam sẽ không thực hiện các công tác ngừng, giảm cung cấp điện trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (từ 0h ngày 5.4 đến 24h ngày 7.4) và kỳ nghỉ Lễ 30.4-1.5 (từ 0h ngày 30.4 đến 24h ngày 4.5), trừ trường hợp xử lý sự cố.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 67, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV
Địa phương

Sắp xếp đơn vị hành chính, lựa chọn cán bộ cho cơ sở

Bên cạnh nhiệm vụ bứt phá kinh tế, Hội nghị lần thứ 67, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV đã nhấn mạnh yêu cầu tập trung hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và chuẩn bị chu đáo các điều kiện để bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Chủ trì hội nghị quan trọng này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng yêu cầu phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ dám nghĩ dám làm, tập trung tối đa nguồn lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị trọng tâm của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các lãnh đạo sở xin nghỉ hưu trước tuổi để sắp xếp bộ máy
Địa phương

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực

Cà Mau đang quyết tâm xây dựng một bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị hành chính để giảm bớt sự cồng kềnh và chồng chéo, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống chính trị tinh gọn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.