Quảng Bình từng bước hoàn thiện bức tranh du lịch bốn mùa

Bài 1: Từ "rốn lũ" vùng cao

Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa từ một vùng quê vùng cao, là "rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình vừa chính thức được vinh danh là một trong những ngôi làng du lịch tốt nhất thế giới.

Là một xã miền núi vùng sâu của huyện Minh Hóa, Quảng Bình, Tân Hóa có vị trí đặc biệt khi nằm giữa các dãy núi đá vôi, nhiều hệ thống hang động được kiến tạo qua hàng triệu năm; để bạn bè bốn phương biết đến với thương hiệu là ngôi làng du lịch tốt nhất thế giới, ngành du lịch địa phương cùng doanh nghiệp, người dân đã nỗ lực hết mình trên “con đường chưa có dấu chân”...

Từ câu chuyện làm du lịch ở Tân Hóa, một hướng đi mới cho ngành du lịch Quảng Bình đang được mở ra; đó là thích ứng với thiên nhiên, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và con người, khắc phục tính thời vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Chốn an cư của người Nguồn

Tân Hóa vốn được biết đến là điểm an cư chủ yếu của người Nguồn, tên gọi cộng đồng dân tộc thuộc nhóm Việt - Mường gồm 35.000 nhân khẩu, sinh sống ở huyện Minh Hóa. Người Nguồn có ngôn ngữ, đặc trưng cùng các nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt và các giá trị văn nghệ dân gian. Trải qua hàng trăm năm, các thế hệ người dân Tân Hóa đã tạo dựng nên một nền văn hóa tinh thần mang bản sắc núi rừng, giản dị, chân chất, mộc mạc, với những điệu hát sắc bùa, hát nhà trò, hò thuốc cá, hò kéo đò, hò đối đáp giao duyên…

Với việc giữ gìn, phát huy trọn vẹn được tiếng mẹ đẻ - tiếng Nguồn, người dân nơi đây đã sáng tạo ra một kho tàng văn học dân gian phong phú đặc sắc. Trước khi có hoạt động du lịch, hầu hết người dân nơi đây sống bằng nghề làm nông và khai thác tài nguyên trong cánh rừng Tú Làn. Tuy nhiên, dù gắn chặt tình cảm với ngôi làng đẹp như tranh giữa trùng điệp núi đá vôi, cùng tài nguyên thiên nhiên giàu có, đời sống người dân Tân Hóa vẫn hết sức bấp bênh do phụ thuộc vào thiên nhiên. Thời tiết khắc nghiệt cùng định hướng phát triển thiếu bền vững khiến Tân Hóa chỉ là nơi an cư, chưa hẳn là chốn lạc nghiệp của đồng bào với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đậm đà bản sắc.

Nắng rẻo cao, lũ thượng nguồn

Với đặc thù về vị trí địa lý, Tân Hóa luôn hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nơi đây có địa hình lòng chảo như một “túi đựng nước”, lại ở vùng núi cao, quanh năm khí hậu nóng, ẩm ướt, mưa nhiều và rét đậm. Tuy mùa đông không thể hiện rõ nét như các vùng phía Bắc nhưng có nhiều năm Tân Hóa cũng gánh chịu những trận rét đậm kéo dài, gây thiệt hại lớn cho đàn gia súc. Vào mùa khô (từ tháng 3 - 6 âm lịch), Tân Hóa hứng chịu nắng nóng gay gắt cùng và ảnh hưởng bởi hiệu ứng phơn (gió Lào hoặc gió phơn tây nam).

Sự đa dạng về thời tiết là điều thuận lợi để người dân địa phương trong sản xuất nông nghiệp với đa dạng cây trồng, song hàng năm, trên địa bàn cũng thường xuyên xảy ra lũ lụt, có năm xảy ra đến 3 - 4 trận. Trận lũ lịch sử năm 2010 với mức nước dâng cao lên đến 12m đã nhấn chìm hầu hết các ngôi nhà, người dân phải sơ tán lên các hang đá và vách núi để trú ẩn chờ nước rút.

Sau khi lũ đi qua, chính quyền địa phương đã có nhiều đề xuất, như di dời toàn bộ dân làng trong vùng trũng đi nơi khác hay phá núi để tạo luồng thoát lũ xuyên qua khu vực hang động Tú Làn. Tuy nhiên, người dân đã sinh sống ở ngôi làng của họ hàng trăm năm và không muốn dời đi sinh sống nơi khác; giải pháp phá núi tạo dòng thoát lũ thì cần nguồn kinh phí quá lớn, chưa kể có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Tân Hóa mang trên mình nét đẹp hồn hậu, thuần khiết đặc trưng của thiên nhiên, con người vùng cao Quảng Bình - ảnh: K.T
Tân Hóa mang trên mình nét đẹp hồn hậu, thuần khiết đặc trưng của thiên nhiên, con người vùng cao Quảng Bình. Ảnh: K.T

Nỗ lực xây dựng điểm đến thích ứng thời tiết

“Trong cái khó ló cái khôn”, sau trận lũ lịch sử 2010, từ năm 2011, người dân xã Tân Hóa đã có sáng kiến làm bè phao để “sống chung với lũ.” Bè phao được làm trên khoảng 20 - 30 chiếc thùng phuy rỗng kết lại; khi nước dâng cao, bè cũng nổi lên trên mặt nước. Ban đầu chỉ là kết bè để bảo vệ tài sản, còn người thì lên núi dựng lán tránh lũ. Đến năm 2012, từ kinh nghiệm có được, người dân cải tiến từ bè nổi lên thành nhà nổi, có mái, vách che mưa nắng. Nhà nổi được cố định với nhà đất, cả gia đình sống trong nhà nổi sinh hoạt bình thường, ngoài mùa mưa lũ người dân dùng nhà nổi để cất đồ đạc như lương thực lúa, gạo, ngô… và các thiết bị quan trọng khác.  

Chủ tịch UBND xã Trương Thanh Duẫn cho biết: vào mùa lũ nhiều năm về trước, chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn người dân chủ động đưa trâu, bò lên vùng cao để tránh lũ; các tài sản lớn trong nhà không thể đưa được lên nhà nổi thì kê kích lên cao và buộc cẩn thận để phòng tránh bị trôi, hư hỏng. Do vậy, các trận lũ diễn ra nhưng không gây thiệt hại về người. Tất cả là nhờ nhà bè và kinh nghiệm “sống chung với lũ” của người dân.

Bên cạnh những khó khăn do thời tiết, khí hậu và vị trí địa lý, Tân Hóa với những dãy núi đá vôi trùng điệp cùng sự hồn hậu, thuần khiết của vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người là nét đẹp đặc sắc riêng, mang những bản sắc độc nhất của vùng núi tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, để bạn bè bốn phương biết đến với thương hiệu là ngôi làng du lịch tốt nhất thế giới, ngành du lịch địa phương cùng doanh nghiệp, người dân đã nỗ lực hết mình trên “con đường chưa có dấu chân”, xây dựng điểm đến thích ứng thời tiết với những trải nghiệm đặc sắc và mới lạ.

Địa phương

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre
Địa phương

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre

Cây cầu Trăng Xanh khang trang, kiên cố được Quỹ Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) tài trợ xây dựng chỉ trong hơn 20 ngày đã chính thức đi vào sử dụng từ ngày 10.4.2025. Cây cầu không chỉ nối liền đôi bờ, mà còn nối nhịp yêu thương, thể hiện tình cảm của Quỹ dành tặng bà con nơi đây.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu kết luận tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa diễn ra
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy theo mô hình mới

Thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương về triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh đã sớm nhận diện được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc kiện toàn bộ máy chính quyền. Với vị thế là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năng động, việc xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả càng trở nên quan trọng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển thời gian tới.

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng

TP. Hồ Chí Minh đang tập trung đẩy nhanh đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường, xử lý nước thải tại khu đô thị, làng nghề, khu - cụm công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm tại các lưu vực sông, đặc biệt là sông Sài Gòn, kênh Ba Bò và tuyến Suối Cái – những điểm nóng ô nhiễm kéo dài nhiều năm qua.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.