Bắc Giang: Đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt đối với người hưởng lương hưu, chế độ BHXH

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn về việc đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt đối với người hưởng lương hưu, các chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp thất nghiệp (TCTN) trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu BHXH tỉnh tuyên truyền người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH và TCTN bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH. Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang, Bưu điện tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tổ chức thực hiện.

Kịp thời tham mưu, đề xuất và tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất cho UBND tỉnh và Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh về kết quả triển khai, thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN bằng hình thức TTKDTM trên địa bàn tỉnh.

Công an tỉnh tiếp nhận dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư, phân loại, cung cấp thông tin người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn toàn tỉnh (khi có dữ liệu của Bộ Công an chuyển về) chuyển cho BHXH tỉnh, phối hợp với BHXH tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện rà soát, làm sạch dữ liệu người hưởng theo Quy trình số 2286/C06-TCKT ngày 22.3.2024 giữa Bộ Công an và BHXH Việt Nam về việc phối hợp triển khai phát triển TTKDTM trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên nền CSDLQG về dân cư. Chỉ đạo Công an huyện, thị xã, thành phố tăng cường phối hợp với BHXH các huyện, thị xã, thành phố để đôn đốc, triển khai thực hiện.

Bắc Giang: Đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt đối với người hưởng lương hưu, chế độ BHXH -0
Chi trả lương hưu cho người hưởng. Ảnh: ITN

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chỉ đạo các Chi nhánh Ngân hàng, Tổ chức tín dụng trên địa bàn bảo đảm các điều kiện về cơ sở hạ tầng, bố trí mạng lưới và mở rộng các điểm chấp nhận TTKDTM tại những nơi điều kiện cho phép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân; chỉ đạo các Ngân hàng thương mại phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh, Bưu điện tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm,… để triển khai mở tài khoản và các dịch vụ ngân hàng cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và TCTN; ưu tiên thực hiện miễn, giảm các loại phí cho đối tượng khi sử dụng các dịch vụ TTKDTM. Phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, vận động, phổ biến về thực hiện TTKDTM đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người hưởng chế độ TCTN bảo đảm 100% người hưởng nhận qua tài khoản cá nhân. Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hoàn thành các nhiệm vụ chi trả chế độ an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông, báo chí tại địa phương thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề để tuyên truyền, phổ biến về đẩy mạnh việc TTKDTM; chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN thông qua phương tiện TTKDTM.

Bưu điện tỉnh nghiêm túc triển khai việc đẩy mạnh chi trả lương hưu, các chế độ BHXH và TCTN bằng hình thức TTKDTM. Giao cho Bưu điện các huyện, thị xã, thành phố, tuyên truyền, vận động người hưởng nhận chế độ qua tài khoản cá nhân. Phối hợp với các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp cận các điểm chi trả nhằm tuyên truyền, vận động người hưởng mở tài khoản cá nhân và phát hành thẻ ATM.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo BHXH huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Công an huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền người nhận lương hưu bằng hình thức TTKDTM. Chỉ đạo Tổ Đề án 06 các huyện, thị xã, thành phố, Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn thực hiện các giải pháp đẩy mạnh việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và TCTN bằng hình thức TTKDTM trên địa bàn; thực hiện rà soát, làm sạch dữ liệu người hưởng theo quy trình số 2286/C06-TCKT ngày 22.3.2024 giữa Bộ Công an và BHXH Việt Nam về việc phối hợp triển khai phát triển TTKDTM trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên nền CSDLQG về dân cư.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với lực lượng Công an và cơ quan BHXH đẩy mạnh công tác tuyên truyền người thụ hưởng trên địa bàn nhận lương hưu, trợ cấp BHXH và TCTN thông qua các phương tiện TTKDTM. Đưa nội dung vận động chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và TCTN thông qua phương tiện TTKDTM là nhiệm vụ của địa phương trong thực hiện Đề án 06 năm 2024 và những năm tiếp theo.

Địa phương

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt

Kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai phát triển theo mô hình bền vững sử dụng năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển kinh tế tuần hoàn xuyên suốt, đồng bộ các ngành. Thực hiện mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng 17 đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão
Địa phương

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão

Sáng 27.9, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025' tổ chức giao ban quý III.2024, triển khai nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khởi công tháng 6.2016 đến nay đã triển khai đạt hơn 90% khối lượng công việc, tuy nhiên, dự án còn tồn đọng một số khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, tháo gỡ.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.