Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị

TS. Chu Thu Hường, Viện Bảo tồn di tích, cho biết: Viện đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khá đồ sộ thông tin về di tích và công tác bảo tồn di tích, đồng thời nỗ lực số hóa hệ thống tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Thống kê đến tháng 12.2023, số lượng tài liệu hiện đang lưu trữ tại kho tư liệu của Viện Bảo tồn di tích có khoảng trên 3.000 hồ sơ tài liệu về hàng nghìn di tích trong cả nước, dữ liệu điều tra về di tích theo vùng và địa phương được lưu trữ trên nền giấy, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh...

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360
Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360

Nguồn dữ liệu này góp phần quan trọng cung cấp cơ sở dữ liệu về di tích và bảo tồn di tích cho ngành văn hóa. Chẳng hạn, những bản vẽ tay các di tích tháp Chăm, đình, chùa, đền thực hiện từ những năm 1970 - 1980, trở thành nguồn tư liệu lịch sử vô cùng giá trị về di tích, bởi có những di tích trong số đó đã không còn nữa hoặc đã bị thay đổi rất nhiều. Mỗi năm Viện Bảo tồn di tích số hóa được hàng nghìn trang tài liệu bổ sung vào ngân hàng dữ liệu và đóng góp vào xây dựng cơ sở dữ liệu ngành văn hóa…

Là một trong những đơn vị tiên phong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc thu thập tài liệu văn bản, ghi hình, ghi âm các tư liệu hình ảnh động về các loại hình văn hóa, sau hơn 25 năm, đến nay Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu hình ảnh động, tĩnh, báo cáo khoa học về di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam: 5.688 băng từ video các loại; 980 album ảnh với 91.648 ảnh; báo cáo khoa học: 791 dự án. Viện đã số hóa được hơn 700 báo cáo khoa học, 1.154 băng phim khoa học và tư liệu và 40.000 ảnh, đang tạo lập cơ sở dữ liệu dự án văn hóa phi vật thể…

Ngày 2.12.2021, Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị đã bước đầu hình thành số hóa, chuẩn hóa dữ liệu hiện có của các bảo tàng, ban quản lý di tích trên toàn quốc nhằm từng bước hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành.

Hiện nay một số Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Hải Phòng, Khánh Hòa, Cao Bằng, Đắk Lắk, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng... đã chủ động xây dựng Kế hoạch số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm thích ứng và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Một số dự án tiêu biểu đã được thực hiện như số hóa các di sản văn hóa tại Hà Nội, Huế, và Hội An… tạo ra các kho dữ liệu trực tuyến giúp công chúng có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu.

Liên kết, chia sẻ, tạo dữ liệu lớn về di sản văn hóa

Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa đến tháng 12.2023, kết quả kiểm kê trên cả nước hiện có khoảng 40.000 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, gần 65.900 di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh, thành phố… Đặc biệt, Việt Nam có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Với kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và quý giá đó, việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu số, có thể kết nối, chia sẻ trên phạm vi toàn quốc sẽ là biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Gần đây, các cơ quan quản lý văn hóa đã và đang nỗ lực số hóa các di sản văn hóa, từ di tích lịch sử, danh thắng, đến văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi nguồn lực lớn về tài chính, nhân lực và công nghệ. Theo đại diện Cục Di sản văn hóa, hiện nay chưa có chủ trương và văn bản chỉ đạo cụ thể về xây dựng dữ liệu quốc gia đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành để xây dựng hệ thống mạng liên kết dữ liệu về di sản văn hóa trên toàn quốc; chưa có nghiên cứu tổng thể về cơ sở dữ liệu hiện có và xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu cho hệ thống dữ liệu liên kết ngành trong tương lai.

Dữ liệu đã được số hóa hiện lưu trữ phân tán ở nhiều nơi mà chưa có sự liên kết, chưa có cơ chế chia sẻ dữ liệu. Vấn đề bản quyền tác giả và quyền liên quan đối với các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa được phổ biến trên không gian mạng cũng cần được xem xét...

TS. Chu Thu Hường cho rằng, với phổ ngành rộng lớn, ngành văn hóa đòi hỏi sự tích hợp và chia sẻ thông tin dữ liệu chung và dữ liệu của nhiều chuyên ngành. Vì thế, Viện Bảo tồn di tích nói riêng và các cơ quan nghiên cứu, quản lý khác trong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay, bên cạnh nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu ngành của mỗi đơn vị thì sự chia sẻ, tích hợp thông tin dữ liệu của các ngành khác nhau vô cùng quan trọng để các ban, ngành, bộ phận có thể hỗ trợ lẫn nhau trong nghiên cứu và quản lý.

Hiện nay, ngoài dữ liệu về di sản văn hóa do Cục Di sản văn hóa quản lý còn có một số đơn vị trực thuộc Bộ, dữ liệu tại các địa phương. TS. Dương Viết Huy, Vụ Khoa học, Công nghệ, Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch góp ý: về cơ bản, việc liên kết, chia sẻ dữ liệu cần có cơ chế từ cơ quan quản lý nhà nước, trên cơ sở đó, các nền tảng công nghệ sẽ hỗ trợ để hình thành nên hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa dạng dữ liệu lớn (big data). Để việc liên kết, chia sẻ này thành công và hiệu quả, ngoài cơ chế, chính sách, sự chuẩn hóa nền tảng công nghệ (về liên kết, chia sẻ), còn cần có sự đầu tư về nguồn lực với lộ trình hợp lý.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định: số hóa di sản văn hóa và số hóa các dữ liệu, tư liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin và triển khai hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, số hóa di sản văn hóa, chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa… Khi dự thảo Luật được Quốc hội thông qua hy vọng sẽ tạo nền tảng để đẩy mạnh lĩnh vực này.

Văn hóa

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 15.4, Tuần lễ phim Iran do Đại sứ quán Iran tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, mang đến những phim nổi bật nhất của điện ảnh xứ Ba Tư, được sản xuất từ năm 2023 - 2025.