Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị và sức sống trường tồn

Triển lãm “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị và sức sống trường tồn” đã khai mạc sáng 30.8, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch.

Triển lãm được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 55 năm ngày mất của Người (2.9.1969 - 2.9.2024).

Tham dự Lễ khai mạc có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và Hà Nội... 

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị và sức sống trường tồn -0
Đại biểu tham quan triển lãm

Phát biểu khai mạc triển lãm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định, Di chúc (hay còn gọi là tài liệu "Tuyệt đối bí mật") được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong một thời gian dài, từ năm 1965 - 1969, tại ngôi nhà sàn trong khu Phủ Chủ tịch. Những lời dặn thiết tha, đậm chất nhân văn trong Di chúc chứa đựng những giá trị tư tưởng, tinh thần cao quý của cuộc đời Hồ Chí Minh, từ cuộc đời Hồ Chí Minh.

Không chỉ suốt đời tận tụy, phấn đấu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn mang theo khát vọng về một đất nước Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, cùng một thế giới hạnh phúc cho con người. Những lời Người dặn lại là những vấn đề quan trọng, cần thiết phải làm, nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo cách mạng của một Đảng cầm quyền, đồng thời đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chung, vì độc lập dân tộc và những tiến bộ xã hội.

"Đó cũng chính là những dòng chữ cuối cùng của người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, người chiến sĩ quốc tế nặng lòng vì Đảng, vì dân, vì tình đoàn kết giữa các Đảng anh em và các dân tộc đang đấu tranh cho công lý và hòa bình", Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị và sức sống trường tồn -0
Các tài liệu, hình ảnh trưng bày tại triển lãm

Hơn 200 tài liệu, hình ảnh khai thác từ các cơ quan, đơn vị lưu trữ, các bảo tàng, di tích, thư viện, các cơ quan thông tấn, báo chí… được bố cục thành 3 phần: Tiểu sử, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Di chúc - bảo vật quốc gia và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với nội dung phong phú, toàn bộ tài liệu, hình ảnh được trưng bày đã góp phần khẳng định, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị và sức sống trường tồn. 55 năm đã qua, tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của Người luôn đồng hành với dân tộc, soi rọi và dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân và toàn quân luôn kiên định, trung thành với sự nghiệp cách mạng và lý tưởng của Người.

Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Lê Thị Phượng cho biết, kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là dịp để chúng ta tiếp tục đọc lại và suy ngẫm những lời tâm huyết cuối cùng của Người trước lúc đi xa. Với lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc đối với Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; ra sức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh theo tâm nguyện Di chúc của Người; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị và sức sống trường tồn -0
Những lời dặn thiết tha, đậm chất nhân văn trong Di chúc chứa đựng những giá trị tư tưởng, tinh thần cao quý của cuộc đời Hồ Chí Minh.

Việc tổ chức triển lãm tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - nơi Bác Hồ đã sống, làm việc trong suốt 15 năm cuối của cuộc đời, nơi Bác viết Di chúc - có ý nghĩa vô cùng to lớn. 55 năm qua kể từ ngày Bác Hồ đi xa, Khu Di tích đã và đang làm nhiệm vụ bảo tồn các di tích, tài liệu, hiện vật và môi trường cảnh quan song song với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tuyên truyền rộng rãi trong nước và trên thế giới. Triển lãm là dịp để khách tham quan, công chúng biết tới những di sản mà Người để lại, những di sản vô cùng đặc biệt trong thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị và sức sống trường tồn -0
Triển lãm mở cửa đón khách tham quan tại khu vực sân trước Phòng họp Bộ Chính trị trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đến hết ngày 30.9

Sau triển lãm, nội dung trưng bày và thuyết minh sẽ được dựng thành clip và đăng tải trên website của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch để tiếp tục tuyên truyền, phục vụ nhu cầu công chúng trong thời gian tiếp theo.

Văn hóa - Thể thao

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.