ĐH Quốc gia Hà Nội đẩy mạnh xây dựng để đón 25.000 sinh viên tới học tập tại Hòa Lạc

Tròn 1 năm trước, vào ngày 19.5.2022, toàn bộ cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc. Đại học Quốc gia Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh xây dựng để đến năm 2025 sẽ có 25.000 sinh viên tới học tập tại Hòa Lạc.

Kế thừa truyền thống học thuật hiện đại của Đại học Đông Dương (1906), Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945), Trường Khoa học Cơ bản (1951), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956), Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định 97/CP ngày 10.12.1993 của Chính phủ.

Với tầm nhìn chiến lược, Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó luôn đau đáu về việc thành lập và tập trung đầu tư cho hai đại học quốc gia để Việt Nam sớm có các đại học đẳng cấp thế giới. Đích thân cố Thủ tướng đã chọn vị trí cuối Đại lộ Thăng Long ở Thạch Thất, Hà Nội, là nơi giao thoa, điểm nối trung tâm Thủ đô Hà Nội và Hòa Lạc làm địa điểm xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một năm nhiều dấu ấn của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc -0
Một năm nhiều dấu ấn của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc -0
Một phần cảnh quan Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Nhìn lại 1 năm bứt phá của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Ngày 20.10.2021, cuộc họp đầu tiên bàn bạc kế hoạch đưa sinh viên lên Hòa Lạc học tập đã diễn ra. Trên tinh thần “không nói không, không nói khó, không bàn lùi”, toàn thể Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai 3 đợt cao điểm, mỗi đợt 100 ngày. 

Trước khi chính thức chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc, từ đầu năm 2022, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cùng một số bộ phận chức năng liên quan đã hoạt động tạm thời tại Nhà khách Đại học Quốc gia Hà Nội ở Hòa Lạc trong lúc chờ xây dựng khu nhà làm việc. Dù điều kiện di chuyển, làm việc còn chưa đầy đủ nhưng các cán bộ đều đồng lòng cùng ban lãnh đạo.

Trong tháng 2 năm 2022, tòa nhà Trung tâm Thư viện và Tri thức số tại Hoà Lạc được triển khai xây dựng để kịp phục vụ sinh viên tới học tập.

Nhân dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19.5.2022, toàn bộ Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội chuyển trụ sở làm việc từ 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội tới Hòa Lạc. Đây là tiền đề quan trọng sẵn sàng đón sinh viên tới học tập và sinh hoạt vào tháng 9 năm 2022.

Ngày 24.7.2022, Đại học Quốc gia Hà Nội khánh thành giảng đường đầu tiên thuộc khu vực tổ hợp HT1 – HT2 tại Hòa Lạc thông qua sự kiện Hội thảo mùa hè 2022 của Dự án Đổi mới Hợp tác Giáo dục Đại học với sự tham dự của 200 khách quốc tế. Cả 2 công trình HT1 và HT2 gần tương đương với diện tích của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện nay ở nội thành Hà Nội.

Đúng theo kế hoạch, cuối tháng 9 năm 2022, sinh viên các trường: Trường Đại học Giáo dục, Trường Quốc tế, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Việt Nhật lần lượt nhập học tại Hòa Lạc. Đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội nhộn nhịp với hình ảnh học tập và sinh hoạt thường xuyên của sinh viên.

Một năm nhiều dấu ấn của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc -0
Một năm nhiều dấu ấn của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc -0
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội học tập tại Hòa Lạc

Ngày 23.10.2022, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng đầu tiên tại Hòa Lạc. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam dự và phát biểu tại Lễ khai giảng.

Một năm nhiều dấu ấn của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc -0
Một năm nhiều dấu ấn của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc -0
Lễ khai giảng đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc có sự tham dự của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Ngày 10.12.2022, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022 nhằm giới thiệu, thu hút các nguồn lực và thúc đẩy đầu tư phát triển Khu đô thị đại học xứng tầm quốc gia, tiệm cận với các đại học đẳng cấp quốc tế. Trong khuôn khổ hội nghị, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký kết 25 biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác. 

Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vinh dự đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và làm việc tại Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

Ngày 7.4.2023, Phó Thủ tướng Liên bang Nga D.N. Chernyshenko đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội và giao lưu với lãnh đạo, giảng viên, sinh viên học tiếng Nga tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngày 14.4.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và trao đổi định hướng phát triển trong thời gian tới cho cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhân dịp này, Thủ tướng đã trao tặng 5.000 cây xanh để thực hiện chương trình trồng cây vì một đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội xanh, sạch, đẹp, thông minh, đổi mới sáng tạo.

Một năm nhiều dấu ấn của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc -0
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Hướng tới trở thành trung tâm tri thức hàng đầu

Tại Khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc hiện nay, một tổ hợp giảng đường quy mô 70.000m2 đã chính thức đưa vào sử dụng, 2 khu nhà làm việc; 1 tòa nhà Trung tâm Thư viện và Tri thức số được xây mới; 3 ký túc xá sinh viên ngày càng hoàn thiện.

27/37 đơn vị thành viên, trực thuộc tới làm việc tại Hòa Lạc; hàng ngàn cán bộ, giảng viên và sinh viên đang tạo nên nhịp sống và làm việc,…

Ngày 19.5.2023, nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là kỷ niệm tròn 1 năm cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc; toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện nghi thức chào cờ, thành kính bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội cũng thực hiện hiện nghi lễ dâng hoa trước tượng Cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt - người đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định số 97/CP về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội; cũng là người đã chọn Hòa Lạc làm địa điểm xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một năm nhiều dấu ấn của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc -0
Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện hiện nghi lễ dâng hoa trước tượng Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt

Được biết, đến nay, toàn bộ hoạt động của cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội đã đi vào ổn định, nề nếp; tiếp tục là đầu tàu, động lực thúc đẩy các đơn vị thành viên, trực thuộc khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch di chuyển địa điểm làm việc, giảng dạy và học tập tại Hòa Lạc.

Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt năm 2003 với quy mô 1.113 ha. Năm 2017, dự án được chuyển chủ đầu tư từ Bộ Xây dựng về Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau gần 20 năm, tổng số vốn giải ngân cho dự án mới đạt được khoảng 15%, chủ yếu tập trung vào giải phóng mặt bằng và làm hạ tầng.

Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có quy mô khoảng 60.000 học sinh, sinh viên và thầy cô giáo. Tuy nhiên, toàn bộ khu vực nội thành của Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ có 16 ha, chủ yếu thuộc 3 trường thành viên: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường ĐH Ngoại ngữ.

Phần lớn các đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội phải đi thuê cơ sở vật chất với chi phí hàng trăm tỷ mỗi năm. Không gian cho đào tạo và nghiên cứu khoa học rất chật chội, hầu như không có không gian để nghiên cứu chuyển giao và hợp tác cung ứng dịch vụ.

Do đó, việc đưa dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc vào sử dụng được đánh giá sẽ giúp tạo ra không gian mới để nâng tầm Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một năm nhiều dấu ấn của Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc -0
Việc đưa dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc vào sử dụng được đánh giá sẽ giúp tạo ra không gian mới để nâng tầm Đại học Quốc gia Hà Nội

Phát biểu tại Lễ khai giảng đầu tiên tại Hòa Lạc tháng 10 năm 2022, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân kỳ vọng, đến năm 2025 sẽ có 25.000 sinh viên tới học tập tại Hòa Lạc.

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ mong muốn, với không gian phát triển mới, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ nhanh chóng vươn lên, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, xứng đáng trở thành trung tâm tri thức hàng đầu.

Giáo dục

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Do vậy, học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.