ĐH Kinh tế Quốc dân đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực thực chiến

Theo PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhà trường và các tổ chức, doanh nghiệp sẽ cùng xây dựng một cơ chế hợp tác phù hợp nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực thực chiến.

Thông tin trên PGS.TS Bùi Huy Nhượng cho biết tại Hội nghị công giới năm 2024 của nhà trường vừa tổ chức.

Hội nghị nhằm tri ân và thắt chặt tình đoàn kết, sự tin tưởng, hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị đối tác.

Hợp tác với doanh nghiệp làm động lực phát triển lâu dài

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết trong suốt hành trình gần 70 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn là địa chỉ tin cậy, nơi nuôi dưỡng những đam mê và khuyến khích các ý tưởng sáng tạo của người học. Trường luôn tạo điều kiện tối đa để người học phát huy tiềm năng cũng như khả năng khẳng định bản thân ở cộng đồng trong nước và quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã khẳng định được vị thế là trường hàng đầu đào tạo các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học giỏi trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

dsc-2670-copy.jpg
PGS.TS Bùi Huy Nhượng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Tuấn Anh)

Vừa qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có 15 chương trình đào tạo được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA (Đức) công nhận đạt chuẩn chất lượng. Nhà trường cũng được FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục với 100% tiêu chí đạt chuẩn và vượt mức chuẩn. Đến thời điểm này, đã có 35 chương trình đào tạo của trường được kiểm định bởi các tổ chức quốc tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học trong nước có số lượng chương trình được kiểm định bởi các tổ chức quốc tế nhiều nhất.

PGS.TS Bùi Huy Nhượng cho biết, trong năm 2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng vừa hoàn thành báo cáo tự đánh giá 21 chương trình để gửi đến FIBBA. Theo kế hoạch, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBBA sẽ đến đánh giá tại nhà trường.

Theo Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trong quá trình phát triển và đi đến thành công, nhà trường đặc biệt ghi nhận và trân trọng những đóng góp của các cá nhân, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp trên tất cả lĩnh vực hoạt động. Mô hình hợp tác đào tạo gắn kết thực tiễn giữa nhà trường với doanh nghiệp, mô hình hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo gắn với các bài toán thực tiễn tại địa phương, các cơ quan, bộ ban ngành đã đem lại hiệu quả cao trong giai đoạn vừa qua, góp phần đào tạo ra những con người đổi mới sáng tạo có năng lực dẫn dắt và lãnh đạo tổ chức.

Sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và nhà trường đã tạo nên bước đột phá trong đổi mới sáng tạo nội dung giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo gắn kết thực tiễn, tạo sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tổ chức.

“Các tổ chức, các doanh nghiệp đang thể hiện trách nhiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình bằng cách đặt hàng đào tạo, tham gia sâu vào quá trình tổ chức đào tạo, điều chỉnh nội dung giảng dạy cũng như chương trình đào tạo của nhà trường. Chính sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức đã tạo cơ hội cho sinh viên/học viên có thể học hỏi và nắm bắt những yêu cầu của thị trường lao động, tích lũy kiến thức cần thiết để bước chân vào thế giới việc làm một cách chủ động”, PGS.TS Bùi Huy Nhượng cho hay.

dsc-2869-copy.jpg
dsc-2827-copy.jpg
Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tri ân các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị đối tác (Ảnh: Tuấn Anh)

Cũng theo PGS.TS Bùi Huy Nhượng, trong chiến lược phát triển đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định mục tiêu sẽ trở thành đại học tự chủ toàn diện, đi tiên phong trong chuyển đổi số, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh và chuyên nghiệp, đạt chuẩn kiểm định quốc tế. Với việc hình thành 3 trường thành viên và thay đổi phương thức quản trị mới, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hướng đến trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân trong thời gian gần.

Với phương châm trở thành trung tâm thu hút đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, là lựa chọn ưu tiên cao nhất của những học sinh xuất sắc có hoài bão và ước mơ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn xác định hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển lâu dài, bền vững của nhà trường.

“Với cam kết của nhà trường, cùng sự sẵn sàng hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp, chúng ta sẽ xây dựng một cơ chế hợp tác phù hợp với sự tham gia của nhiều bên để cùng nhau tạo nên những giá trị mới. Tất cả nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực thực chiến và giải quyết các bài toán thực tiễn của doanh nghiệp và tổ chức”, PGS.TS Bùi Huy Nhượng nhấn mạnh.

Phát triển đội ngũ giảng viên kiêm giảng từ các tổ chức, doanh nghiệp

Theo TS Lê Anh Đức, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trước đó tại Hội nghị Công giới năm 2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các tổ chức, doanh nghiệp và đã tiếp thu các ý kiến này vào hoạt động đào tạo của nhà trường.

dsc-2704-copy.jpg
TS Lê Anh Đức, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Tuấn Anh)

Theo đó, năm 2023, một số ý kiến của doanh nghiệp/tổ chức tuyển dụng cho rằng nhà trường cần tiếp tục tăng cường đào tạo gắn kết với thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho người học có thêm cơ hội trải nghiệm thực tế, thực hành, áp dụng các kiến thức học được vào giải quyết các bài tập tình huống góp phần tăng cường tính “thực chiến” của người học. Năm 2023-2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa vào tất cả các chương trình đào tạo đại học chính quy áp dụng từ khóa 66 (tuyển sinh năm 2024) học phần “Chuyên đề thực tế - 4 tín chỉ” để tăng hàm lượng thực tiễn trong quá trình đào tạo.

Nhà trường tổ chức đào tạo học phần này cho sinh viên thông qua việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên kiêm giảng từ các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài, nâng cao hiệu quả của các bài tập tình huống. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và tăng cường nguồn lực và phân cấp cho các khoa/viện đào tạo tổ chức các chuyến tham quan thực tế, trải nghiệm cho sinh viên (mỗi năm ít nhất 1 lần). Xây dựng mạng lưới liên kết rộng rãi với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức thực tiễn thông qua các hoạt động định kỳ, thường niên như: ngày hội thực tập; ngày hội việc làm dành cho sinh viên;…

Với những ý kiến của chuyên gia công nghệ và chuyển đổi số cho rằng “nhà trường cần trang bị cho sinh viên thêm những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết để thích nghi với yêu cầu của nền kinh tế số, xã hội số”, năm học vừa qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa vào tất cả các chương trình đào tạo đại học chính quy áp dụng từ khóa 66 môn học “Khoa học dữ liệu cơ bản trong kinh tế & kinh doanh - 3 tín chỉ”, với nội dung đào tạo phù hợp cho từng nhóm ngành. Môn học này trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho sinh viên về dữ liệu, công nghệ, kỹ thuật,…

Nhà trường cũng nghiên cứu và tích hợp nhiều phần mềm vào giảng dạy và học tập (giảng viên, sinh viên được cấp tài khoản): Phần mềm quản trị tổng thể cho doanh nghiệp (Company Management); Phần mềm Giải pháp kế toán (AccountingSuite); Nền tảng công nghệ Enterprise;… Đầu tư mua khoảng 20 phần mềm với kinh phí hàng chục tỷ đồng để phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Đồng thời, xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo các khóa đào tạo ngắn hạn về Khoa học dữ liệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho sinh viên (các khóa học có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn): “Khoa học dữ liệu và AI cơ bản”; “Phân tích dữ liệu kinh doanh”; “Báo cáo và trực quan hóa dữ liệu kinh doanh";...

dsc-2749-copy.jpg
dsc-2743-copy.jpg
Đại diện các doanh nghiệp đưa ra ý kiến đóng góp cho hoạt động đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Ảnh: Tuấn Anh)

Tại Hội nghị Công giới năm trước, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng nhận được một số ý kiến của chuyên gia quốc tế cho rằng “nhà trường cần tích hợp nhiều hơn các yếu tố quốc tế vào chuẩn đầu ra, vào kết quả đào tạo dự kiến của các chương trình. Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các chương trình trao đổi trong và ngoài nước”.

Tiếp thu ý kiến góp ý, năm học 2023-2024, trường chú trọng nâng cao chuẩn đầu vào thông qua việc tuyển sinh thu hút các sinh viên có năng lực xuất sắc (thuộc tốp 10% giỏi nhất cả nước); ưu tiên sinh viên có kỹ năng tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Năm 2024, 70% tân sinh viên có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên và điểm đầu vào từ 26 điểm trở lên.

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ trường yêu cầu với sinh viên trước khi tốt nghiệp phải đạt 5.5 IELTS với các chương trình đào tạo chuẩn tiếng Việt; 6.0 và 6.5 IELTS với các chương trình đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao, POHE và các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.

Nhà trường cũng xây dựng và tổ chức đào tạo ngoại ngữ 2 dành cho sinh viên để tạo thêm lợi thế, sự khác biệt cho sinh viên. Bước đầu tổ chức với 3 ngoại ngữ: Tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản; bước đầu thu hút được hàng trăm sinh viên theo học.

Bên cạnh đó, chú trọng tích hợp các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế vào một số chương trình đào tạo; chú trọng thúc đẩy trao đổi sinh viên trong và ngoài nước với các trường đối tác.

Tại Hội nghị Công giới năm 2024, đại diện các doanh nghiệp, tổ chức tiếp tục đưa ra các ý kiến đóng góp cho hoạt động đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nhiều ý kiến cho rằng nhà trường cần tiếp tục tăng cường đào tạo gắn kết với thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng “thực chiến” khi tham gia thị trường lao động. Cần có sự tham gia thực chất hơn nữa của các doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của trường. Sinh viên cần được trang bị thêm những kỹ năng công nghệ để để thích nghi với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong kỷ nguyên số.

Bên cạnh đó, trường cần xây dựng các chương trình để thúc đẩy trao đổi sinh viên trong và ngoài nước, để sinh viên có những cơ hội trải nghiệm học tập ở các môi trường khác nhau. Qua đó, góp phần giúp sinh viên có thêm kỹ năng, sự tự lập, tự tin thích nghi nhanh với thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì
Giáo dục

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X: Sáng kiến tủ sách tiếng Việt đạt giải Nhì

Tối 03.12.2024, đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) đã đạt Giải Nhì – Hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại.

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.