Dệt may “nghe ngóng” chính sách thuế của Mỹ

“Toàn ngành dệt may đang chờ đợi các chính sách điều hành mới của Tổng thống Mỹ, trong đó việc áp thuế là thách thức lớn”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trần Như Tùng cho biết.

Vừa chạy đơn hàng, vừa nghĩ cách ứng phó

Theo số liệu từ Cục Thống kê, trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu dệt may đạt 5,6 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một trong bốn ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 5 tỷ USD. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến quý II.2025. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn đang đối mặt với một số rủi ro, đặc biệt là từ thị trường Mỹ, quốc gia chiếm tới 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

“Toàn ngành dệt may đang chờ đợi các chính sách điều hành mới của Tổng thống Mỹ, trong đó vấn đề áp thuế là một thách thức lớn”, Phó Chủ tịch VITAS Trần Như Tùng nói tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2025 do báo Người lao động vừa tổ chức.

Ông Tùng cho biết, Trung Quốc hiện là quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất vào Mỹ, Việt Nam đứng thứ hai. Thoạt nhìn, đây là cơ hội để Việt Nam hưởng lợi nhưng thực tế, ngành dệt may phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Trường hợp Mỹ áp thuế bởi lý do này, đây sẽ là đòn giáng nặng nề dù hiện nguy cơ chưa xảy ra.

Ngành dệt may kỳ vọng xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào thị trường Mỹ trong năm nay. Nguồn: ITN

Ngành dệt may kỳ vọng xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào thị trường Mỹ trong năm nay. Nguồn: ITN

Dệt may là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực của Đồng Nai, đồng thời đóng góp hơn 7% kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước với thị trường chính là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh, cuối năm 2024, nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến quý II, III năm 2025. Tuy nhiên, từ đầu năm 2025, do những bất ổn về chính trị, căng thẳng thương mại do Mỹ áp thuế với hàng hóa của nhiều quốc gia nên các nhà nhập khẩu có xu hướng ký kết những đơn hàng nhỏ, trong thời gian ngắn. Vì vậy, các doanh nghiệp trong trạng thái vừa chạy đơn hàng, vừa nghĩ cách ứng phó với những thay đổi của thị trường.

Tương tự, đại diện Công ty CP may Quốc Tế (TP. Bến Cát, Bình Dương) cho biết, thách thức lớn hiện nay là các đối tác thay đổi phương án mua hàng rất nhanh. Có những đơn hàng đã đàm phán xong, nhưng chỉ cần sức mua chững lại 1 - 2 tuần các đối tác có thể yêu cầu ngưng sản xuất đơn hàng. Đặc biệt, việc chia nhỏ đơn hàng, yêu cầu giao nhanh trong thời gian ngắn, đồng thời siết chặt các quy định liên quan đến xuất xứ vải, sợi cũng buộc doanh nghiệp phải linh hoạt thích ứng.

Theo dõi sát diễn biến để thích ứng

Theo ông Phan Đức Hiếu, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Kinh tế và Tài chính, các chính sách thương mại dưới thời của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. “Việt Nam đang xuất siêu lớn vào Mỹ. Một số tổ chức nói rằng Việt Nam không phải là mục tiêu của Mỹ trong việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang rất lo lắng và họ có lý do để lo lắng”, ông Hiếu nói!

Bên cạnh rủi ro bên ngoài, Phó Chủ tịch VITAS Trần Như Tùng cho rằng, các doanh nghiệp còn chịu áp lực từ quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và gặp khó trong tiếp cận gói vay ưu đãi do chưa có chính sách hỗ trợ riêng. Ngoài ra, tại TP. Hồ Chí Minh, dù có đề xuất giảm 30% tiền thuê đất, nhiều doanh nghiệp không được hưởng do hợp đồng thuê đất trực tiếp từ Nhà nước đã hết hạn và chưa được tái ký. Ông Tùng kiến nghị Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh lên tiếng, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, tiếp cận chính sách ưu đãi.

Năm nay, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 47 - 48 tỷ USD, tăng 3 - 4 tỷ USD so với năm 2024, trong đó, ngành kỳ vọng xuất khẩu 25 tỷ USD vào thị trường Mỹ. Nếu Việt Nam không bị áp thuế, ngành dệt may có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ, Phó Chủ tịch VITAS Trần Như Tùng nói; đồng thời khuyến cáo doanh nghiệp trong ngành cần theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời thích ứng.

Hiện tại, nhiều chuyên gia cũng như doanh nghiệp nghiêng về khả năng ngành dệt may Việt Nam chưa chịu tác động ngay từ chính sách thuế của Mỹ, cũng chưa ngã ngũ về việc thuế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng. Tuy vậy, sự cẩn trọng của doanh nghiệp không thừa. Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường trong nửa đầu năm để tăng trưởng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu, khi các chính sách thương mại chưa xảy ra. Đồng thời, tuân thủ nghiêm quy định về nguồn gốc, đa dạng hóa thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng ứng phó tốt với nguy cơ Mỹ tăng thuế dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Kinh tế

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025
Thị trường

Chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX từ ngày 5.5.2025

Được sự thống nhất, chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Hệ thống KRX), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có thông báo chính thức về việc đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 5.5.2025.

Cổ đông BSR hỏi về rủi ro hủy niêm yết, Chủ tịch Bùi Ngọc Dương cho biết đang đề nghị PVN "thoái vốn" để đúng Luật hiện hành
Kinh tế

Cổ đông BSR hỏi về rủi ro hủy niêm yết, Chủ tịch Bùi Ngọc Dương cho biết đang đề nghị PVN "thoái vốn" để đúng Luật hiện hành

Ngày 23.4, CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, tại phiên họp, cổ đông nêu câu hỏi về một số vấn đề như: Đề án tăng vốn điều lệ của BSR; Rủi ro huỷ niêm yết theo Luật chứng khoán về tỷ lệ cổ đông sở hữu ngoài tối thiểu 10%; hiện trạng dự án nâng cấp dự án mở rộng…

Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Phân bón Bình Điền Nguyễn Văn Thiệu trao tặng Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho các Tổ, Phòng chức năng Công ty CP Phân bón Bình Điền.
Doanh nghiệp

Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025, đó là khẳng định của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động Công ty CP Phân bón Bình Điền. Điều này cũng mình chứng cho sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.

Kiểm soát có trọng tâm, tập trung lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, lãng phí
Kinh tế

Kiểm soát có trọng tâm, tập trung lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, lãng phí

Để góp phần tăng cường thực hiện phòng, chống lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán, cũng như từ nội Ngành, Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu các đơn vị kiểm toán phải tập trung thực hiện tốt công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán (KSCLKT) trong các khâu, các hình thức kiểm soát để nâng cao khả năng phòng ngừa từ sớm đối với rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kiểm toán.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

ITN
Kinh tế

Nestlé - 30 năm chung tay nâng tầm cuộc sống của người Việt

"Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành với sự phát triển của đất nước và tự hào về những đóng góp của Nestlé trong suốt 3 thập kỷ vừa qua tại Việt Nam. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn tiếp tục đầu tư để tạo ra giá trị và tác động tích cực cho người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường”, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam nói.

Ảnh: Khánh Duy
Kinh tế

Chuyển đổi xanh phải gắn với quản trị và chính sách bao trùm, kiên định

Tại Diễn đàn “Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 22.4, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Đức Hiếu cho rằng, kinh nghiệm từ Đan Mạch là gợi ý hữu ích với Việt Nam. Theo đó, bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng phải đi đôi với quản trị sự thay đổi đó; nếu không sẽ khó thành công.

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Với chủ đề “Việt Nam – Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025 (Vietnam Connect Forum 2025) do Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) phối hợp tổ chức ngày 23.4, tại Hà Nội, đã mở ra một không gian đối thoại quan trọng về chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động.

Vietnam Airlines sẽ chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất sang khai thác tại nhà ga T3 mới. Ảnh VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines lưu ý hành khách chủ động kế hoạch đi lại dịp 30.4 - 1.5

Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30.4 – 1.5, Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới
Địa phương

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang vừa ra mắt và đi vào hoạt động được đánh giá là có quy mô lớn nhất miền Bắc trên diện tích đất 67ha, vốn đầu tư xây dựng hơn 4.200 tỷ đồng, thiết kế với hệ sinh thái logistics toàn diện, xanh-thông minh; hứa hẹn đây sẽ là điểm đến về dịch vụ khép kín, hiện đại, tiện ích cho giao thương nội địa và quốc tế.

Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành
Doanh nghiệp

Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22.4, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển, nâng tầm vị thế, hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, qua đó luôn đảm bảo lợi ích cao nhất và đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông, nhà đầu tư.

Doanh nghiệp bứt phá cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp bứt phá cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank

Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới – Đón lộc kinh doanh”, kết hợp cùng hàng loạt gói tín dụng ưu đãi có quy mô lớn, lãi suất cạnh tranh và thủ tục linh hoạt. Đây là hoạt động trọng tâm trong chiến lược đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ và phát triển bền vững, tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của Agribank trong hỗ trợ nền kinh tế.