'Đến từng nhà, gặp từng người' vận động người dân tham gia bảo hiểm

Vận động một người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đã khó, nhưng để duy trì bền vững còn khó hơn. Bốn năm gắn bó với công việc tuyên truyền, tư vấn người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, chị Vương Thị Hạnh, sinh năm 1985, công chức văn hóa xã hội, phụ trách Lao động Thương binh và Xã hội tại UBND xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) với cách làm linh hoạt, sáng tạo, sự nhiệt tình đã thu hút hàng trăm người tham gia BHXH tự nguyện.

Chị Vương Thị Hạnh được đào tạo nhân viên thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình thuộc tổ chức dịch vụ thu của Bưu điện từ năm 2020 đến nay. Chị là người năng nổ, nhiệt tình trong công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT tại địa phương. Trong quá trình làm nhân viên thu bảo hiểm, chị Hạnh đã kiên trì “đến từng nhà, gặp từng người” tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

chihanh.jpg
Chị Hạnh đến tận nhà trao sổ BHXH cho người dân tham gia BHXH tự nguyện.
 (Ảnh : Hà Thị Nhung)

Chị Hạnh luôn tâm huyết, tuyên truyền giúp nhiều người dân hiểu được đây là chính sách ưu việt, mang lại lợi ích lớn cho những người lao động tự do. Đồng thời là dẫn chứng cụ thể của những người được hưởng lương hưu tại địa phương. Đó là, tuy lương hưu có thể chưa nhiều nhưng không phải nhờ cậy đến con cháu lúc tuổi già để họ “thấm” dần, từ đó họ hiểu, yên tâm khi tham gia BHXH tự nguyện.

Đồng thời, chị Hạnh luôn bám sát, tranh thủ sự phối hợp của các đồng chí Bí thư chi bộ các thôn, lồng ghép tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tại các buổi họp chi bộ, họp thôn. Đặc biệt, chị Hạnh xác định lựa chọn người lao động trong độ tuổi tiềm năng, sau đó sắp xếp thời gian hợp lý đến vận động, tuyên truyền trực tiếp tại nhà để người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Hiện nay, số người tham gia BHXH, BHYT do chị Vương Thị Hạnh đang khai thác và thu là 123 người. Trong đó, tăng mới năm 2024 là 13 người, tái tục 80 người và 30 người tham gia BHYT hộ gia đình.

Chị Hoàng Thị Mon, thôn Nà Sài, xã Minh Ngọc tâm sự: “Là lao động tự do, thu nhập không ổn định nên ban đầu cũng không có ý định tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện. Nhưng, với sự nhiệt tình và sự kiên trì trong công tác tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình của chị Hạnh, tôi hiểu và thấy rất thiết thực phù hợp với bản thân nên đã tham gia”.

Nói về những khó khăn trong công tác tuyên truyền, chị Hạnh cho biết: “Việc kiêm nhiệm nhiều việc là rào cản khá lớn khiến tôi khó phân bổ thời gian hợp lý. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất đối với tôi có lẽ đến từ chính những người dân mà tôi muốn tuyên truyền. Trên thực tế, khi đi vận động một số gia đình cũng đang có những hiểu nhầm giữa Bảo hiểm xã hội và các loại hình bảo hiểm thương mại khác. Từ những hiểu nhầm đó mà tôi cần phải có những giải thích về nghĩa vụ, quyền lợi… khi tham gia BHXH tự nguyện. Sau khi nghe tôi giải thích họ hiểu ra và đăng ký tham gia luôn. Điều đó khiến tôi vô cùng vui và hạnh phúc, giống như bản thân mình đã mang lại điều tốt đẹp cho người dân và cuộc sống vậy.”

Chia sẻ về kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, thuyết phục người dân tích cực tham gia bảo hiểm, chị Hạnh cho biết: “Để đạt được hiệu quả trong công tác tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình thì bản thân phải nắm vững chính sách, truyền đạt dễ hiểu, dễ nhớ. Xác định công tác tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia BHXH, BHYT là góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội. Bản thân đã được tham gia các buổi tập huấn do cơ quan BHXH tỉnh tổ chức, tôi đã chủ động nghiên cứu Luật BHXH, BHYT các văn bản hướng dẫn, các tài liệu, chương trình tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình qua các phương tiện thông tin đại chúng để bổ sung, hoàn thiện vốn kiến thức của bản thân. Quan trọng nhất là phải kiên trì tuyên truyền, thuyết phục để mọi người hiểu tính nhân văn của chính sách BHXH, BHYT. Tôi cũng mong muốn sau này tất cả mọi người ai cũng có lương hưu để được an nhàn tuổi già, không phụ thuộc và không là gánh nặng cho con cháu”.

Vận động một người dân tham gia BHXH tự nguyện đã khó, nhưng để duy trì bền vững còn khó gấp đôi. Bởi theo chị Hạnh, người tham gia BHXH tự nguyện đa số là lao động tự do, đời sống khó khăn cho nên để vận động được một người dân tham gia liên tục, nhân viên thu phải đồng hành, theo suốt quá trình.

Với cách làm linh hoạt, sáng tạo, sự nhiệt tình của chị Hạnh, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn xã ngày một tăng cao. Đây là thành quả từ sự nỗ lực, cố gắng rất lớn nhằm nâng cao nhận thức người dân về tính nhân văn của chính sách BHXH, BHYT. Từ đó, chủ động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình góp phần hướng tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, đảm bảo an sinh xã hội và quyền lợi cho nhân dân, người lao động trên địa bàn huyện.

Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.