Đề xuất xây dựng nghị định về tư vấn, phản biện xã hội

Sau 10 năm triển khai Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), hoạt động này đã đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, cơ sở pháp lý của quyết định chưa cao, cần nâng cấp xây dựng thành nghị định.

Tạo nguồn thông tin, tư liệu cho hoạch định chính sách

Tại hội thảo Tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội năm 2024 của VUSTA và các hội thành viên, diễn ra sáng 24.12, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng cho biết, tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của VUSTA; thông qua đó, góp phần tham mưu, tư vấn đối với cơ quan Đảng và Nhà nước về các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án quan trọng.

Nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội được Chính phủ quy định cụ thể tại Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg (Quyết định 14). Sau 10 năm triển khai, theo Chủ tịch VUSTA, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội ngày càng đi vào nền nếp và đóng góp vào quá trình xây dựng đất nước. Thông qua hoạt động này, VUSTA và các hội thành viên đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia đa ngành, đa lĩnh vực tâm huyết với đất nước, ngành, địa phương. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cũng cung cấp thêm thông tin, tư liệu khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan trước khi ra quyết định.

Trưởng ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội VUSTA Bùi Kim Tuyến bổ sung, giai đoạn 2021 - 2024, mỗi năm VUSTA góp ý 10 - 15 dự thảo về chủ trương, chính sách, đề án, dự án quan trọng theo đề nghị của các cơ quan Trung ương, bộ, ngành; tổ chức 10 - 12 nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội gắn với chức năng, nhiệm vụ của VUSTA và các vấn đề được trí thức trong các hội thành viên quan tâm. Hàng năm, VUSTA đã hỗ trợ các hội thành viên, các tổ chức khoa học và công nghệ triển khai khoảng 15 đề tài và khoảng 20 hội thảo tư vấn, phản biện và giám định xã hội từ ngân sách nhà nước.

t2.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Tại các địa phương, có 44/63 địa phương ban hành quy chế tư vấn, phản biện và giám định xã hội; 47/63 liên hiệp hội địa phương được kiện toàn tổ chức và có bộ phận chuyên môn làm công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội (chiếm 74,6%). Riêng giai đoạn 2021 - 2024, 46 liên hiệp hội địa phương đã chủ trì, phối hợp và tham gia ý kiến đối với 1.431 nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội; trung bình mỗi hội thực hiện khoảng 31 nhiệm vụ/năm.

Đối với các hội ngành toàn quốc, thống kê của 38/93 hội cho thấy, giai đoạn 2021 - 2024 đã triển khai trên 1.800 nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội; trung bình mỗi hội thực hiện 10 - 12 nhiệm vụ mỗi năm. Bên cạnh đó, trong 4 năm qua, các hội thành viên, chi hội, phân hội của các hội ngành đã thực hiện khoảng 5.300 nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo lĩnh vực chuyên môn sâu…

Có được những kết quả này là bởi Quyết định 14 đã thiết lập cơ sở pháp lý rõ ràng, giúp hoạt động này chính danh, minh bạch và có tính hợp pháp cao hơn. Tuy vậy, theo bà Bùi Kim Tuyến, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội hiện còn gặp những khó khăn.

Trong đó, một số quy định tại Quyết định 14 không còn phù hợp, ví dụ: đề án cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội là “các chương trình, dự án lớn, chủ trương quan trọng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đến khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức”. Quy định này hạn chế phạm vi tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các liên hiệp hội địa phương. Việc quy định các đề án do liên hiệp hội và các hội thành viên đề xuất tư vấn, phản biện và giám định xã hội “được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền” cũng làm giảm sự chủ động của VUSTA và các hội thành viên... Ngoài ra, thời gian lấy ý kiến ngắn cũng gây khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động tư vấn, phản biện.

Tăng định mức chi cho công tác tư vấn, phản biện

Khẳng định vai trò quan trọng của công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đại diện VUSTA đề xuất, cần tổng kết, sửa đổi, bổ sung Quyết định 14. Cụ thể, nên mở rộng phạm vi, đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thay vì liên hiệp hội và các hội thành viên đề xuất, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, thì nên giao liên hiệp hội và các hội thành viên được quyền chủ động tư vấn, phản biện và giám định xã hội...

“Cần xây dựng và ban hành văn bản mới có giá trị pháp lý cao hơn, theo hướng xây dựng một nghị định về tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Nghị định này không chỉ dành riêng cho VUSTA mà mở rộng phạm vi và đối tượng cả liên hiệp hội, các hội xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ”, Trưởng ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội VUSTA đề xuất.

Đồng tình với đề xuất trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho rằng, việc sửa đổi Quyết định 14 và nâng lên cấp nghị định là cần thiết, để tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Song, trước đó, cần làm rõ các hạn chế trong triển khai Quyết định 14; việc sửa đổi phải xác định rõ địa vị pháp lý, vị trí, vai trò của VUSTA và các hội thành viên.

Còn theo TS. Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch VUSTA, bên cạnh việc nâng cấp thành nghị định, VUSTA cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số luật chuyên ngành để hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được thực hiện thuận lợi và hiệu quả, như: phải có nội dung đề cập đến việc vấn đề gì bắt buộc phải có ý kiến tư vấn, phản biện; loại nào thì phải đặt hàng; cách tiếp nhận và phản hồi ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội…

Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện. Hiện, một số định mức chi theo Thông tư số 11/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quá thấp, không phù hợp với thực tiễn, chưa thực sự phản ánh đúng và ghi nhận sự đóng góp quan trọng của các chuyên gia. Chẳng hạn, chủ trì hội thảo tư vấn, phản biện là 200.000 đồng/buổi, chỉ bằng 1/10 mức chi cho người chủ trì hội thảo khoa học công nghệ; tham luận tại hội thảo tư vấn, phản biện là 500.000 đồng/buổi, chỉ bằng 1/6 so với hội thảo khoa học và công nghệ… Do vậy, Bộ Tài chính cần khẩn trương ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 11 theo hướng tăng định mức chi phù hợp với các định mức chi hiện hành của nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

Xã hội

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12

Nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông về công tác dân số, tạo sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của dư luận xã hội, động viên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện chương trình dân số và phát triển; Sở Y tế TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với UBND Quận Thanh Khê tổ chức mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
Xã hội

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Khẳng định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Hà Nội; TS. Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP. Hà Nội cho biết, trong năm 2024, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức, song, ngành y tế Thủ đô đã phấn đấu hoàn thành hiệu quả các chỉ tiêu được thành phố giao.

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Thái Nguyên: Truyền thông về công tác dân số giữ vai trò quan trọng
Xã hội

Thái Nguyên: Truyền thông về công tác dân số giữ vai trò quan trọng

Với mục tiêu ổn định và nâng cao chất lượng dân số, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhằm giảm tỷ lệ sinh, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe cho các nhóm đối tượng đặc thù như phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi. Đặc biệt, tỉnh chú trọng đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đời sống

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện Na Hang đã quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có thu nhập cao và ổn định, gửi tiền về xây nhà cửa khang trang, giúp gia đình đầu tư các mô hình sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025
Xã hội

Chi gộp 2 tháng lương hưu vào tháng 1.2025

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) vui đón Tết Nguyên đán, BHXH Việt Nam vừa có công văn hướng dẫn về việc chi trả lương hưu, trợ cấp tháng 1, tháng 2.2025.

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học
Đời sống

Lừa tiền sinh viên bằng chiêu trò mạo danh các trường đại học

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, gần đây một số trường đại học liên tục phát cảnh báo sinh viên đề cao cảnh giác trước các thông tin giả mạo, lừa đảo yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, yêu cầu đóng khoản phí để được xét duyệt. Có sinh viên bị lừa chuyển khoản tới 150 triệu đồng.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Mang Tết ấm đến với công nhân
Xã hội

Mang Tết ấm đến với công nhân

Với mục tiêu tất cả người lao động đều có Tết, nhiều chương trình từ thiện, hoạt động hỗ trợ công nhân nghèo đang được các cấp công đoàn, chính quyền địa phương và tổ chức đặc biệt quan tâm.