Đề xuất thiết kế "tour sáng tạo" thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội

“Tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Nhà hát Lớn, Đại học Tổng hợp, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ) đang được đề xuất thiết kế trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024.

Thí điểm đón khách tham quan các di sản kiến trúc Hà Nội

Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 cho biết, đếm ngược đến ngày khai mạc (9.11), hàng trăm đơn vị, hàng ngàn nhân sự chất lượng trong ngành công nghiệp sáng tạo bước vào giai đoạn gấp rút triển khai hiện thực hóa các ý tưởng, hoàn thiện các tác phẩm, hoạt động.

Họ là các nhà thiết kế, kiến trúc sư, nghệ sĩ, chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật… mang nhiều tâm huyết đóng góp cho ngày hội ngành, lan tỏa vẻ đẹp của nỗ lực sáng tạo, khuyến khích sự dũng cảm thực hành sáng tạo để thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa của Hà Nội - Thành phố Sáng tạo UNESCO.

hncdf24-tb-so-2-1-7460.jpg
“Tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử của Hà Nội đang được đề xuất thiết kế. Ảnh: BTC

Theo đó, sẽ có nhiều chương trình nghệ thuật biểu diễn,pavilion, trưng bày - triển lãm nghệ thuật, hội thảo, tọa đàm và hoạt động cộng đồng được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024.

Trong đó, “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội đang được đề xuất thiết kế. Ban tổ chức Lễ hội đã gặp và làm việc với các đơn vị trong toàn thành phố để thúc đẩy triển khai chi tiết các hợp tác.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Nhà hát Lớn, Đại học Tổng hợp, Nhà khách Chính Phủ (Bắc Bộ Phủ) ghi nhận đề xuất từ Lễ hội về những cách tiếp cận mới: Thí điểm mở cửa đón khách tham quan như một di sản kiến trúc bên cạnh công năng vốn có. Các đơn vị chủ động đưa phương án phối hợp nhằm hỗ trợ công chúng chiêm ngưỡng không gian, tìm hiểu câu chuyện lịch sử mà không quá ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Các đơn vị cũng chờ đợi nơi công tác của mình được “biến” thành điểm trưng bày tác phẩm sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật.

Đơn vị lữ hành cùng các giải pháp công nghệ du lịch đề xuất thiết kế “tour sáng tạo” đặc biệt; huy động lực lượng hướng dẫn viên am hiểu Hà Nội, nhiệt tình hỗ trợ du khách. Phương án sử dụng công nghệ để “thuê một hướng dẫn viên” cho gia đình, đoàn thăm quan cũng đang được cân nhắc và đánh giá tính khả thi.

Ban hành bộ thiết kế nhận diện thị giác

Điểm mới khác của Lễ hội là bộ thiết kế nhận diện thị giác mùa 4 sẽ được ban hành. Từ năm nay, Lễ hội sẽ phát triển riêng một bộ nhận diện phù hợp với chủ đề của từng năm.

Năm 2024 chủ đề của Lễ hội là Giao lộ sáng tạo, khuyến khích mỗi người nhìn nhận lại cái tôi sáng tạo của bản thân trong hành trình sống. Logo năm nay vì thế lấy cảm hứng từ biểu tượng chim non trên logo của Cung Thiếu nhi Hà Nội, biểu đạt cho tâm hồn trẻ thơ bên trong mỗi người, cũng là lời nhắc nhở mỗi người tìm về những sáng tạo trong veo như trẻ nhỏ.

460710920-827856729512930-813207206682855126-n-2154.jpg
Thiết kế nhận diện Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024

Hệ thống nhận diện lấy cảm hứng từ sự biến hóa linh hoạt của 7 modul Mẫu Tự trong thực hành nghệ thuật của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị. Chủ trì nhiệm vụ, Đình Collective cùng các cộng sự cũng đã quyết định thiết kế riêng 2 bộ Font chữ là Hanoi Grotesk và Mẫu Tự trong thách thức về thời gian và nguồn lực.

Sẽ có khoảng gần 1.000 ứng dụng được các nhà thiết kế đồ họa phát triển từ hệ thống nhận diện này, khởi đầu từ tiếp cận chế bản loạt logo chim non giống nhau về cấu trúc nhưng khác nhau về màu sắc, chi tiết đặc trưng của 7 ngành thiết kế, 12 ngành công nghiệp văn hóa...

Văn hóa - Thể thao

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng
Văn hóa

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 86 bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Anh) chụp từ năm 1992 - 2012, được trưng bày tại Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ”, giúp người xem cảm nhận, hiểu hơn một giai đoạn biến chuyển của Hà Nội.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Hà Nội vẫn giữ vững khí chất kiên cường với khát vọng hòa bình trường tồn.
Văn hóa - Thể thao

Biểu tượng của khát vọng hòa bình

Trong suốt chiều dài lịch sử, cùng dân tộc trải qua những cuộc chiến khốc liệt, Hà Nội vẫn giữ vững khí chất kiên cường, với khát vọng hòa bình trường tồn; đây cũng là sức mạnh để Hà Nội vươn lên mạnh mẽ.

Đại biểu trải nghiệm triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội". Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu lịch sử Thủ đô qua triển lãm "Cột cờ Hà Nội"

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, độc giả sẽ có cơ hội sở hữu phụ san đặc biệt về Cột cờ Hà Nội trên Báo Nhân Dân; trải nghiệm tiến trình giải phóng và tiếp quản Thủ đô tháng 10.1954 trong triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội" khai mạc chiều 9.10 tại trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội.