Đề xuất sử dụng AI trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại Hà Nội

"Thành phố Hà Nội nên phân loại và lập danh sách các hộ kinh doanh, nhất là kinh doanh vật liệu có nguy cơ cháy cao, hàng ngày gửi tin nhắn cảnh báo phòng cháy, chữa cháy vào khung giờ cố định, để người dân tự kiểm tra quy trình có an toàn và qua đó nâng cao ý thức", Giáo sư Nguyễn Lê Minh, chuyên gia trong lĩnh vực AI đề xuất Hà Nội ứng dụng AI trong phòng cháy, chữa cháy.

Sáng 22.7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP. Hà Nội tổ chức Hội thảo “Trao đổi về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước Thành phố và giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn thành phố” .

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định tập trung phát triển công nghệ AI là một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới.

Hà Nội: Đề xuất sử dụng AI trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy -0
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: T.H

AI đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26.1.2021 về việc ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI.

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, thực hiện hướng dẫn của Bộ TT&TT, Sở TT&TT đã tham mưu UBND TP.Hà Nội ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 8.2.2024 về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh năm 2024, trong đó có các nhiệm vụ về phát triển dữ liệu số; xây dựng, phát triển các ứng dụng chuyên ngành (ứng dụng các công nghệ tiên tiến sử dụng AI) phục vụ nội bộ các cơ quan nhà nước của thành phố và giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.

Hà Nội là Thủ đô của cả nước do đó có nhiều bài toán về quản trị kinh tế - xã hội phức tạp cần sự trợ giúp của công nghệ nói chung và AI nói riêng. Thành phố rất cần sự giúp đỡ của giới chuyên gia, doanh nghiệp nhằm hoạch định chiến lược lâu dài về áp dụng AI vào công tác quản lý nhà nước. Bên cạnh đó là những ứng dụng nhanh nhằm hỗ trợ tối đa cho lực lượng lao động, công viên chức trong bộ máy.

"Sở TT&TT Hà Nội sẽ sớm tham mưu với UBND thành phố nhằm xây dựng hội đồng tư vấn về ứng dụng AI, từ đó có những bước đi cơ bản lâu dài cũng như có những hành động nhanh, kịp thời, có thể mang lại lợi ích ngay lập tức cho người dân Thủ đô" - Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Việt Hùng chia sẻ.

Theo GS. Hồ Tú Bảo (Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán) - chuyên gia chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Học máy cho rằng, Generative AI (AI tạo sinh) là một lựa chọn phù hợp. Bên cạnh Predictive AI (AI dự đoán) đã được phát triển từ nhiều năm nay, AI tạo sinh đang có những bước phát triển mạnh mẽ khi có nhiều ứng dụng vào thực tế.

Hà Nội: Đề xuất sử dụng AI trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy -0
Giáo sư Hồ Tú Bảo đưa ra một số khuyến nghị về ứng dụng AI cho Hà Nội. Ảnh: T. H

Có thể lấy ví dụ như ứng dụng AI tạo sinh vào tối ưu hóa đèn giao thông từ đó có thể dự đoán lưu lượng giao thông cơ bản, cung cấp thông tin về tình trạng giao thông theo thời gian thực. Hệ thống giao thông thông minh này sẽ giúp giảm thiểu ùn tắc và tai nạn cũng như dự đoán cùng quản lý các tình huống phức tạp, tối ưu từ lộ trình đến thời gian di chuyển. Bên cạnh đó AI tạo sinh còn giúp đưa ra các dự báo tài chính, phân tích hành vi khách hàng, dự báo nhu cầu, tiên lượng sức khỏe…

Theo GS. Hồ Tú Bảo, một trong những lợi thế rõ rệt nhất ngay ở thời điểm hiện tại của Hà Nội là đã kết nối được với các cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc kết nối các nguồn dữ liệu quốc gia không chỉ làm giàu dữ liệu dân cư, mà còn mang yêu cầu “đúng - đủ - sạch - sống” vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ở các bộ ngành và địa phương. Quá trình này từng bước nâng cao chất lượng hạ tầng số quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để Hà Nội ứng dụng AI vào cuộc sống.

"Điều cần thiết để ứng dụng của AI thực sự có ích cho Hà Nội là phải đặt chúng vào hệ sinh thái chuyển đổi số của Thủ đô và gắn liền với các chương trình quốc gia. Tập trung khai thác nguồn dữ liệu Hà Nội đang có với AI trong khi xây dựng chương trình nghiên cứu và phát triển AI cho Hà Nội. Ngoài ra là liên kết và phối hợp với các trường viện và doanh nghiệp công nghệ ở Hà Nội để có năng lực AI của Hà Nội. Cũng như tổ chức hội đồng tư vấn/Tổ công tác về AI của Hà Nội" - GS. Hồ Tú Bảo tư vấn.

Giáo sư Nguyễn Lê Minh, chuyên gia trong lĩnh vực AI đề xuất Hà Nội ứng dụng AI trong phòng cháy, chữa cháy. Thành phố nên phân loại và lập danh sách các hộ kinh doanh, nhất là kinh doanh vật liệu có nguy cơ cháy cao, hằng ngày gửi tin nhắn cảnh báo phòng cháy, chữa cháy vào khung giờ cố định, để người dân tự kiểm tra quy trình có an toàn và qua đó nâng cao ý thức.

Ngoài ra, với đặc điểm Hà Nội có nhiều ngõ hẹp, mật độ dân cư cao, thành phố có thể lập bản đồ thông tin phòng cháy, chữa cháy, lắp cảm biến (sensor) cảnh báo cháy (như kinh nghiệm ở Nhật Bản) để giảm nguy cơ cháy nổ…

Ứng dụng AI để đưa ra các giải pháp thông minh, hiệu quả phục vụ cuộc sống người dân cũng được đại diện Công ty Công nghệ MobiFone toàn cầu trình bày tại hội thảo.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, đại diện các doanh nghiệp như Bkav, Misa, Mobifone toàn cầu… đã giới thiệu đến Hà Nội những ứng dụng AI phủ hợp với nhu cầu phát triển của Thủ đô như: Hệ thống camera giao thông thông minh, trợ lý ảo, giám sát thông tin không gian.

Xã hội

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.