Đề xuất phát triển mô hình bác sĩ gia đình tại Cần Thơ

Ngày 23.10, Sở Y tế TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Phát triển y tế cơ sở, nhằm báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25.10.2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở và đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới

Đẩy mạnh thực hiện mô hình bác sĩ gia đình

Hội nghị thu hút hơn 600 đại biểu đến từ các Bệnh viện, trường học, các trung tâm y tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo TS, BS. Hoàng Quốc Cường - Giám đốc Sở Y tế TP. Cần Thơ, thực hiện định hướng phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình, mới đây thành phố đã khánh thành 3 phòng khám bác sĩ gia đình tại trạm y tế xã Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh), phường Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) và phường Thường Thạnh (quận Cái Răng).

Các phòng khám bác sĩ gia đình hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, thực hiện: Tư vấn, khám chữa bệnh trực tiếp, tại đây còn triển khai app ứng dụng "Chăm sóc sức khỏe Cần Thơ" với chức năng đặt lịch khám, hội chẩn từ xa… Ngoài chức năng quản lý các chương trình tại trạm y tế, phòng khám bác sĩ gia đình còn tiến tới chăm sóc giảm nhẹ tại nhà cho những người mắc bệnh mãn tính; quản lý sức khỏe và cấp thuốc cho bệnh nhân bệnh mãn tính tại cộng đồng qua thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử.

y-te-3-6421-4103.jpg
TS, BS. Hoàng Quốc Cường, Giám đốc Sở Y tế TP. Cần Thơ phát biểu tại hội nghị

Phương châm hoạt động của mô hình bác sĩ gia đình, định hướng phát triển hệ thống y tế cơ sở mới hiện nay là nhằm tạo thuận lợi "một điểm dừng" cho người dân trong tất cả các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; giảm đi xa lên tuyến trên. Đối với các trường hợp vượt tầm chuyên môn của mạng lưới bác sĩ gia đình, Sở Y tế Cần Thơ chỉ đạo các bệnh viện chuyên khoa tuyến quận, huyện và thành phố hỗ trợ về quy trình lấy mẫu xét nghiệm, bệnh phẩm và trả kết quả, hội chẩn điều trị từ xa cho người dân ngay tại tuyến cơ sở. Thực hiện định hướng mở rộng mô hình bác sĩ gia đình, Sở Y tế TP. Cần Thơ đã đào tạo 106 bác sĩ định hướng chuyên khoa y học gia đình. Về cơ sở vật chất, các phòng khám gia đình được trang bị cơ bản như siêu âm, điện tim, xét nghiệm…

Thực hiện tư vấn, quản lý bệnh mãn tính (cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường), theo dõi sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, phục hồi chức năng, tập vật lý trị liệu tại nhà. Ngoài việc mở rộng mạng lưới bác sĩ gia đình theo hệ thống trạm y tế, Sở Y tế Cần Thơ sẽ triển khai thí điểm phòng khám bác sĩ gia đình theo hình thức xã hội hóa; đồng thời xây dựng các phòng khám đều có nhà thuốc đạt chuẩn GPP, đảm bảo đầy đủ thuốc cung ứng theo yêu cầu điều trị của người dân từ cơ sở.

Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tạo thuận lợi cho người dân trong tất cả các hoạt động khám chữa bệnh

Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tạo thuận lợi cho người dân trong tất cả các hoạt động khám chữa bệnh

Đến năm 2030, 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện nhấn mạnh, việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25.10.2023 là cơ sở chính trị vững chắc và là bước tiến quan trọng trong việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở.

Để triển khai hiệu quả Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư, thành phố đã giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung thực hiện hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền về củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trên địa bàn thành phố; hướng mục tiêu đến năm 2030, mỗi trạm y tế xã, phường, thị trấn có ít nhất một bác sĩ cơ hữu, 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế và trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

y-te-8576-4530.jpg
Mô hình bác sĩ gia đình thu hút được sự quan tâm của đông đảo giới chuyên môn và người dân

Để đạt được mục tiêu trên, Sở Y tế Cần Thơ đã chỉ ra một số vướng mắc, khó khăn cần được tháo gỡ. Cụ thể, nhiều bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện đã xuống cấp. Một số nơi thiếu trang thiết bị y tế chuyên dùng như máy CT scan, máy siêu âm chuyên tim mạch, máy thận nhân tạo, hệ thống nội soi tại quận/huyện. Cơ sở hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin chỉ ở mức cơ bản, kinh phí triển khai chuyển đổi số còn hạn hẹp. Về tài chính y tế, các TTYT quận/huyện gặp khó khăn trong cơ chế tự chủ, đặc biệt là các đơn vị chỉ có chức năng dự phòng. Quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp chuyên môn chậm sửa đổi, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc tính số lượng biên chế dựa vào công suất sử dụng giường bệnh gặp khó khăn do tỉ lệ nội trú không đạt…

Qua đó, ngành y tế Cần Thơ đã đề xuất một số kiến nghị, trong đó cần phân bổ đầy đủ kinh phí cho y tế dự phòng, đặc biệt chương trình y tế dân số, phòng chống dịch bệnh và bệnh không lây nhiễm. Đầu tư cơ sở vật chất cho tuyến y tế cơ sở, sớm xem xét phê duyệt Đề án Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe người dân đến năm 2030.

Vấn đề về nhân lực, tài chính và cơ chế chính sách, ngành y tế Cần Thơ kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành cơ chế chính sách ưu tiên phát triển mô hình bác sĩ gia đình tại Việt Nam. Cụ thể, đào tạo bác sĩ gia đình là bác sĩ chuyên khoa; chính sách thanh toán bảo hiểm cho bác sĩ gia đình, người dân được chọn bác sĩ gia đình. Thay đổi chương trình đào tạo bác sĩ gia đình là một chuyên khoa thật sự, chất lượng cao, đồng thời có thông tư hướng dẫn triển khai phòng khám bác sĩ gia đình, quy định rõ tiêu chuẩn của phòng khám gia đình. Thông tư quy định danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản cho trạm y tế…

+ Chiều cùng ngày, trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về các giải pháp phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên; PGS, TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế; lãnh đạo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh và Sở Y tế TP. Cần Thơ.

Hội thảo tập trung chia sẻ và thảo luận các nội dung, như: kinh nghiệm triển khai mô hình, đề án phát triển y tế cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh; kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin tổng thể lĩnh vực y tế dự phòng và kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử; xây dựng, triển khai thí điểm mô hình chống chịu, ứng phó với biến đổi khí hậu và chương trình Một sức khỏe tại Cần Thơ; đổi mới và phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam; ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng; giải pháp nâng cao chất lượng nguồn thuốc, vật tư và thiết bị y tế cho các đơn vị y tế cơ sở…

Sức khỏe

Bộ Y tế đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinsung Vina Bắc Giang
Tin tức

Bộ Y tế đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinsung Vina Bắc Giang

Sau bữa liên hoan mừng ngày Phụ nữ việt Nam 20.10, nhiều công nhân của Công ty TNHH Shinsung Vina (Bắc Giang) xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, sốt… Trong đó, có tổng cộng 83 người phải nhập viện khám, chưa phát hiện trường hợp chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến tính mạng.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.

Đẩy mạnh truyền thông về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trường học
Sức khỏe

Đẩy mạnh truyền thông về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại trường học

Theo kế hoạch, tăng cường công tác quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Sở Y tế Hà Nội xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân vi phạm
Tin tức

Sở Y tế Hà Nội xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân vi phạm

Từ đầu tháng 10.2024, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính 09 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố với số tiền gần 223 triệu đồng. Cá biệt, trong đó có 02 bác sĩ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng nhẹ
Tin tức

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng nhẹ

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ 13 đến 19.10), toàn thành phố ghi nhận 403 trường hợp mắc số xuất huyết, tăng 57 trường hợp so với tuần trước.