Đề xuất nguyên tắc phối hợp kiểm tra lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Theo đó, Dự thảo nêu rõ các nguyên tắc phối hợp thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Đảm bảo phối hợp phải chặt chẽ, hiệu quả trên cơ sở chỉ đạo tập trung thống nhất gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức, điều hành thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. 

Tuân thủ quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình hoạt động; bảo đảm việc điều phối tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở quán triệt chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. Thực hiện phối hợp thanh tra, kiểm tra thông qua cơ quan đầu mối là cơ quan chủ trì thanh tra, cơ quan chủ trì kiểm tra thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện, tránh chồng chéo, trùng lặp hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong quá trình phối hợp. 

Đề xuất nguyên tắc phối hợp kiểm tra lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng -0
Ảnh minh họa nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Nguyên tắc xử lý chồng chéo: Trường hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra của địa phương trùng lặp với kế hoạch của cơ quan Trung ương thì cơ quan Trung ương thực hiện; kế hoạch kiểm tra và cùng cấp trùng lặp thì cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thực hiện; kế hoạch thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có sự trùng lặp thì thực hiện theo Luật Thanh tra; kế hoạch kiểm tra trùng lặp giữa các cơ quan cùng cấp thì các cơ quan kiểm tra phải thống nhất một cơ quan chủ trì, các cơ quan còn lại phối hợp, trường hợp không thống nhất được thì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành. 

Bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc, nghiệp vụ, chuyên môn, chế độ bảo mật của mỗi cơ quan. Tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. 

Bảo đảm một đối tượng thanh tra, kiểm tra chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc cơ quan kiểm tra trong một năm đối với hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Cơ quan chủ trì phải thông báo bằng văn bản kết quả phối hợp kiểm tra cho cơ quan tham gia phối hợp. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết thì phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền của cơ quan tham gia phối hợp xem xét, quyết định.

Theo dự thảo, nội dung phối hợp thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng bao gồm: Thu thập, chia sẻ thông tin, khảo sát liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Lập, phê duyệt kế hoạch thanh tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra; Đề nghị cử người, cử người tham gia và việc thành lập Đoàn thanh tra, Đoàn kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành; Tiến hành thanh tra, kiểm tra; thẩm tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ và các tình tiết khác liên quan đến vụ việc thanh tra, kiểm tra; Xử lý vi phạm hành chính; tiếp nhận hồ sơ vụ việc để xử lý theo thẩm quyền; Kết luận và tổ chức thi hành kết luận thanh tra, kiểm tra. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Tổng kết công tác phối hợp và rà soát, đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách, pháp luật về hoặc liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Tuyên truyền và phòng ngừa vi phạm pháp luật về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Khoa học

Các đại biểu trao đổi tại Phiên thảo luận
Khoa học

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo từ địa phương ra quốc tế

Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế” là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024. Nhiều đại biểu cho rằng, từ thực tiễn phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) Việt Nam thời gian tới cần tập trung xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thúc đẩy hệ sinh thái KNST phát triển tương xứng với mô hình, tiềm lực trong giai đoạn mới là điều cần thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nhấn nút Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam năm 2024
Khoa học

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest Việt Nam 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên là cột mốc quan trọng đánh dấu hành trình 10 năm phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ vừa qua, hệ sinh thái KNST đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự xuất hiện của các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Vietcombank chú trọng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Khoa học

Xung lực cho quá trình chuyển đổi số tại Vietcombank

Theo bà Đoàn Hồng Nhung, Giám đốc Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra cho Vietcombank rất nhiều xung lực mới cho quá trình chuyển đổi số. Gần đây nhất, trong chiến lược phát triển 5 năm, tầm nhìn 2030 của Vietcombank, lần đầu tiên Vietcombank xây dựng chiến lược phát triển song hành với chiến lược chuyển đổi số, có chương trình hành động rất rõ ràng với nền tảng cơ sở về công nghệ, dữ liệu cùng hệ thống chính sách, cơ sở pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước đã mở ra.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số
Infographic

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số

Tại hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về chuyển đổi số (ngày 19.7.2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã yêu cầu người đứng cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong chỉ đạo chuyển đổi số.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.