Đề xuất nghiên cứu kênh truyền thông riêng về môi trường

Nhằm tăng cường hiệu lực trong các hoạt động truyền thông tài nguyên và môi trường, cần đa dạng hóa kênh thông tin, nghiên cứu xây dựng kênh truyền thông chuyên biệt.

Hình thành ý thức trách nhiệm, kỹ năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường nhân kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới (5.6), sáng 7.6, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo tổng kết 10 năm công tác thông tin, tuyên truyền về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2013 – 2023.

Đề xuất nghiên cứu kênh truyền thông riêng về môi trường -0
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nhiều chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, trong đó có Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3.6.2013 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết số 24).

Nghị quyết số 24 khẳng định việc “tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường” là giải pháp hàng đầu để triển khai, thực hiện.

Thời gian qua, triển khai thực hiện yêu cầu trên của Nghị quyết Trung ương và Chỉ thị của Ban Bí thư, các cấp, các ngành đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu. Hàng năm, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành các hướng dẫn tuyên truyền theo chủ đề; lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu vào các hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công tác xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về bảo vệ môi trường được triển khai rộng rãi tại nhiều địa phương; lồng ghép trong các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; bước đầu hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức môi trường trong xã hội. Hoạt động bảo vệ môi trường đã gắn với các cuộc vận động và phong trào lớn như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Chống rác thải nhựa”…

Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp quản lý và cộng đồng về bảo vệ môi trường. Đáng chú ý, theo TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA, đã hình thành ý thức trách nhiệm và kỹ năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp.

Đề xuất nghiên cứu kênh truyền thông riêng về môi trường -0
TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA phát biểu tại hội thảo

Ưu tiên nguồn lực cho truyền thông chính sách

Tuy vậy, theo Ban Tuyên giáo Trung ương, công tác tuyên truyền, quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 24 còn có những tồn tại, hạn chế. Một số nơi còn thực hiện chưa tốt, mang tính hình thức.Nội dung tuyên truyền chưa thực sự phong phú, đa dạng, chưa đi vào chiều sâu. Trong 10 năm qua, có những vụ việc môi trường xảy ra bất ngờ, nghiêm trọng và chưa có tiền lệ. Công tác phối hợp thực hiện các hình thức tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườngcó lúc chưa phong phú, đa dạng, nhất là việc tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở…

Văn kiện Đại hội XIII dự báo “biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường… tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với các thách thức truyền thống và phi truyền thống khác sẽ còn tác động mạnh đến sự phát triển của nước ta trong những năm tới”. Theo dự báo, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những tổn thất và thiệt hại vượt ngoài khả năng ứng phó ngay cả khi đã áp dụng triệt để các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh đó, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai lưu ý, để thực hiện thành công những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức về bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững thì một trong những giải pháp hàng đầu, quan trọng cần tiếp tục đẩy mạnh là đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền.

Đề xuất nghiên cứu kênh truyền thông riêng về môi trường -0
Cần đa dạng kênh thông tin về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Ảnh ITN

Đề xuất giải pháp cụ thể, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần tăng cường nguồn lực, bao gồm nhân lực và nguồn kinh phí cho các hoạt động truyền thông. Trong đó, ưu tiên các hoạt động truyền thông chính sách, đặc biệt trong quá trình ban hành chính sách; truyền thông các vấn đề nổi cộm cấp bách về ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, tích cực phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí mở mới các chương trình; mở rộng thời lượng, nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên đề tài nguyên và môi trường. Ưu tiên xây dựng kênh truyền thông riêng về tài nguyên và môi trường trên kênh truyền hình Trung ương để cung cấp kịp thời, thường xuyên các thông tin về tài nguyên và môi trường đến cộng đồng.

Các đại biểu cũng đề nghị, cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, liên thông, cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành các nhiệm vụ liên quan tới thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, định hướng thông tin tuyên truyền về ba lĩnh vực này. Đồng thời, cần tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các nước thành công trong công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng tránh thiên tai để có cách làm phù hợp với nước ta.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.