Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên: Vì sao thầy cô vẫn còn nhiều trăn trở?

Từ ngày 1.7 tới đây, giáo viên sẽ không được hưởng một số loại phụ cấp, tức là lương giáo viên có thể giảm đến 30%. Như vậy, dù đề xuất xếp lương giáo viên cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp được thực hiện và có tăng đến "kịch khung" thì vẫn không bù lại được 30% lương đã bị bãi bỏ.

Tính từ tháng 8.2022 đến cuối năm 2023, đã có đến hơn 40.000 giáo viên bỏ việc với lý do tiền lương không đủ sống.

Trước thực tế này, nhiều giáo viên, những người làm trong ngành giáo dục mong chờ vào Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến. Trong đó có đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Không nên tăng tiền lương một cách "cào bằng"

60 năm gắn bó với ngành giáo dục, khi nghe đến Dự thảo Luật Nhà giáo cũng như những đề xuất liên quan đến câu chuyện tiền lương, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, phải làm rõ hai vấn đề. Thứ nhất là lương cao nhất nhưng có đủ sống cho giáo viên hay không? Thứ hai là việc thực thi như thế nào?

"Nếu tăng lương rồi mà không đủ sống thì giáo viên sẽ phải "chân trong, chân ngoài" là chuyện đương nhiên", TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Trăn trở câu chuyện tiền lương giáo viên -0
TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam

Với đề xuất nâng lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, phần đông giáo viên đều tỏ ra vui mừng và ủng hộ. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của thầy giáo Đinh Đức Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT FPT Bắc Giang, việc nâng lương giáo viên thực tế không dễ thực hiện. 

Theo thầy Đinh Đức Hiền, hiện nay cả nước có khoảng 1,6 triệu nhà giáo, trong khi đó số cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương của ngành giáo dục chiếm đến 70% số công chức, viên chức của cả nước. Lương nhà giáo chỉ cần tăng một phần nào đó, quỹ lương cũng sẽ bị đẩy lên cao và nguy cơ vỡ quỹ lương có thể xảy ra.  

Thực tế, đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp cùng với các ngành y tế, công an hay quân đội sẽ trở thành niềm vui lớn đối với giáo viên khi được “luật hóa”. Tuy nhiên, ngoài câu chuyện tiền lương, nhiều người mong Luật nhà giáo sẽ làm rõ hơn về nhiều khía cạnh khác như công việc, vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn nhà giáo.

Cũng thông qua Luật nhà giáo, những chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ, nhà giáo công tác ở vùng khó khăn, nhà giáo dạy trường chuyên biệt, dạy trẻ khuyết tật, dạy tiếng dân tộc thiểu số, dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật sẽ được quan tâm hơn.

Thầy giáo Đinh Đức Hiền nêu quan điểm, đối với giáo viên, dạy trẻ càng ít tuổi sẽ càng khó khăn. Thực tế đang tồn tại một vấn đề bất cập là giáo viên mầm non rất vất vả nhưng tiền lương, chế độ đãi ngộ có sự chênh lệch khá rõ. Chính vì thế, cần có những điều chỉnh hợp lý. Cần phải trả lại hoặc đưa họ về đúng vị trí mà họ được hưởng.

Trăn trở câu chuyện tiền lương giáo viên -0
Thầy giáo Đinh Đức Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT FPT Bắc Giang

Đồng quan điểm này, cô giáo Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội cho rằng, cần có chính sách ưu tiên riêng cho giáo viên dạy vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, giáo viên dạy các trường chuyên biệt, những giáo viên dạy trẻ tự kỷ.

"Theo tôi, không nên tăng tiền lương một cách "cào bằng", mà nên khoanh vùng với các nhóm giáo viên này. Đặc biệt, cấp mầm non nên là cấp được quan tâm nhất, bởi giáo viên mầm non là những người vất vả nhất nhưng chế độ dành cho họ hiện đang thấp nhất. Ở nước ngoài, lương giáo viên mầm non thường là cao nhất, nhưng ở Việt Nam lại trái ngược”, cô Hồng nêu ý kiến.

Từ 1.7 không còn các khoản phụ cấp, thầy cô vẫn thiệt thòi dù lương tăng "kịch khung"

Từ 1/7, thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW sẽ bãi bỏ các khoản phụ cấp hiện hành. Theo đó, giáo viên sẽ không còn được nhận các loại phụ cấp dưới đây:

Thứ nhất, không còn phụ cấp thâm niên nghề cho nhà giáo.

Thứ hai, không còn phụ cấp chức vụ.

Thứ ba, không còn phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội.

Thứ tư, không còn phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Nếu nghị quyết này có hiệu lực, câu chuyện tiền lương cũng là nội dung mà cô giáo Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội băn khoăn.

Trăn trở câu chuyện tiền lương giáo viên -0
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

“Từ trước đến nay, lương giáo viên rất thấp, chủ yếu dựa vào các loại phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên. Từ 1.7 này giáo viên sẽ không được hưởng những loại phụ cấp này, tức là lương giáo viên có thể giảm đến 30%. Như vậy, dù đề xuất xếp lương giáo viên cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp được thực hiện và có tăng đến kịch khung đi chăng nữa thì vẫn không bù lại được 30% lương đã bị bãi bỏ”, cô Hồng chia sẻ.

Cô giáo Nguyễn Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường mầm non Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội cho biết, nghe thông tin lương tăng, các giáo viên cũng quan tâm rất nhiều.

Theo cô Phương, số tiền tăng lên đối với những giáo viên trẻ mới vào nghề khá ổn (trước đây là khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng, nếu được tăng lên sẽ là khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên với các giáo viên có thâm niên, số tiền tăng "cũng không được bao nhiêu”.

Hàng triệu giáo viên trên khắp cả nước đang mong chờ vào những cải cách thiết thực, cụ thể, tích cực để giáo viên có thể sống được bằng lương, không phải làm nhiều việc tay trái, toàn tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt của ngành giáo dục trong thời gian tới.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.