Đề xuất lập trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ pin

Nhờ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như niken, coban và đất hiếm, Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng pin toàn cầu. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng pin của nước ta vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu; muốn phát huy tiềm năng này, cần phát triển công nghệ sản xuất thông qua đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), thành lập các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ pin…

Tiềm năng lớn để tham gia chuỗi cung ứng pin toàn cầu

“Chúng ta đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ của ngành năng lượng toàn cầu, với pin lithium-ion đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của xe điện (EV) và hệ thống lưu trữ năng lượng (BESS)”, ông Lê Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại hội thảo khởi động “Nâng cao chuỗi cung ứng pin cho chuyển dịch năng lượng (Việt Nam)”, do Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) thuộc Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên Hợp Quốc (UNOPS) phối hợp tổ chức sáng 20.2.

Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ Lê Tuấn Anh phát biểu.

Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ Lê Tuấn Anh phát biểu.

Dẫn báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế công bố tháng 12.2024, ông Tuấn Anh cho biết, nhu cầu về pin sẽ tiếp tục tăng nhanh dựa trên các chính sách hiện tại, dự kiến tăng gấp 4,5 lần vào năm 2030 và hơn 7 lần vào năm 2035. Công suất pin toàn cầu năm 2023 đạt khoảng 850GWh, tăng hơn 40% so với năm 2022, trong đó xe điện vẫn là động lực chính thúc đẩy thị trường pin. Nguồn nhu cầu về pin cho xe điện chiếm khoảng 750GWh tương đương gần 90% tổng nhu cầu về pin trong năm 2023. Cũng trong năm này, Trung Quốc là thị trường pin lớn nhất, chiếm khoảng 55% nhu cầu toàn cầu.

Hiện, Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng pin toàn cầu nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, bao gồm niken, coban và đất hiếm. Việt Nam cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng trong chuyển đổi năng lượng. Theo Quy hoạch Điện VIII, định hướng phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất, đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.

Các chính sách phát triển pin lưu trữ năng lượng cũng đã được ban hành, như Luật Điện lực khuyến khích đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời kết hợp lưu trữ năng lượng; hỗ trợ tài chính cho hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà và lưu trữ năng lượng; cơ chế ưu đãi phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng phù hợp với trình độ công nghệ trong nước…

5.jpg
Quang cảnh hội thảo

Dù có nhiều tiềm năng và cơ chế chính sách đã có, song chuỗi cung ứng pin của chúng ta vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu và còn nhiều thách thức. Đó là năng lực sản xuất các vật liệu quan trọng này còn hạn chế, sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các chính sách hỗ trợ cần tiếp tục hoàn thiện. Cùng với đó, sự phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nguyên liệu từ nước ngoài đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng chuỗi cung ứng nội địa mạnh mẽ và linh hoạt hơn.

Hợp tác quốc tế để đa dạng hóa nguồn cung

Để nâng cao chuỗi cung ứng pin cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết.

Dẫn kinh nghiệm tại Australia, GS.TS Aruna Ranaweera, Đại học Kelaniya, Sri Lanka cho biết, nước này có sự hỗ trợ mạnh mẽ ngành pin thông qua các quỹ chính phủ và sáng kiến chiến lược như Quỹ năng lượng tái tạo, Chương trình đầu tư năng lực và chiến lược pin quốc gia. Bên cạnh đó, nước này cũng cập nhật danh sách khoáng sản quan trọng để thu hút đầu tư vào các khoáng sản liên quan đến pin, được hỗ trợ bởi Quỹ tái thiết quốc gia và kết cấu hạ tầng Bắc Australia; phân bổ 123 triệu USD cho Kế hoạch pin sản xuất trong nước, củng cố cam kết phát triển công nghệ và kết cấu hạ tầng pin; thiết lập nhiều thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Đức về hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản quan trọng và năng lượng tái tạo…

Các đại biểu tham dự hội thảo

Các đại biểu tham dự hội thảo

Còn tại Ấn Độ, việc phát hiện ra trữ lượng lithium tại Jharkhand và Rajasthan đã giúp nước này trở nên tự chủ hơn trong sản xuất pin. Việc sử dụng cơ chế tài trợ khoảng cách khả thi của Ấn Độ cho các dự án lưu trữ năng lượng độc lập giúp bù đắp sự chênh lệch giữa chi phí dự án và doanh thu dự kiến, từ đó thúc đẩy đầu tư. Ấn Độ cũng đã đặt ra các mục tiêu lưu trữ năng lượng cấp bang, ví dụ như mục tiêu 10GWh của Rajasthan vào năm 2030… “Việc tập trung vào xác định và phát triển các nguồn khoáng sản quan trọng trong nước tương tự có thể giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và củng cố chuỗi cung ứng pin nội địa. Phát triển các trữ lượng trong nước không chỉ nâng cao khả năng tự chủ mà còn củng cố vị thế của Việt Nam trên thị trường pin toàn cầu”, GS.TS Aruna Ranaweera phát biểu.

Nhấn mạnh Việt Nam đang nổi lên là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu thô và sản xuất pin xe điện, với trữ lượng niken đáng kể tại các mỏ ở Sơn La, PGS.TS Đinh Công Hoàng, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, để hiện thực hóa tiềm năng này, cần triển khai các chiến lược phát triển bền vững, bao gồm đa dạng hóa các nguồn cung nguyên liệu thông qua hợp tác quốc tế vừa bảo đảm ổn định nguồn cung vừa giúp Việt Nam tiếp cận công nghệ khai thác và chế biến tiên tiến; đồng thời phát triển nguồn cung nội địa thông qua đầu tư vào việc thăm dò và khai thác các mỏ khoáng sản trong nước.

Cùng với đó, cần phát triển công nghệ sản xuất thông qua đầu tư vào R&D, thành lập các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ pin, hợp tác với các viện nghiên cứu và trường đại học để phát triển các giải pháp pin tiên tiến, hiệu suất cao và thân thiện với môi trường; hợp tác với các công ty quốc tế để tiếp nhận và nội địa hóa công nghệ sản xuất pin hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng và giảm chi phí sản xuất.

Một yếu tố rất quan trọng là kết cấu hạ tầng hỗ trợ, do đó, cần phát triển mạng lưới trạm sạc phủ khắp đô thị và tuyến giao thông chính, bảo đảm người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng; đồng thời, tuân thủ các quy định về môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất và tái chế pin, phát triển các công nghệ và quy trình tái chế pin đã qua sử dụng, tận dụng tối đa nguyên liệu và giảm lượng rác thải...

Chia sẻ với các ý kiến trên, ông Lê Tuấn Anh cho rằng, tăng cường năng lực khai thác, chế biến khoáng sản sâu, nhất là khoáng sản quý hiếm để giảm phụ thuộc vào nước ngoài là cần thiết; thực tế có tình trạng doanh nghiệp đăng ký dự án khoáng sản bao giờ cũng gắn khai thác với chế biến, song đa số dự án tập trung vào khai thác, đến lúc đầu tư nhà máy chế biến thì lấy lý do hiệu quả thấp, khó khăn về thị trường và xin xuất khẩu quặng thô; tới đây, chúng tôi sẽ tham mưu, kiến nghị để xử lý vấn đề này, ông Tuấn Anh cho biết thêm.

Công nghệ

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
Công nghệ

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa tổ chức lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025. Năm nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số khi có tới 5 giải pháp được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và vinh danh tại sự kiện.

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5
Công nghệ

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5. Diễn ra thường niên từ năm 2021, chương trình dành riêng cho các tài năng công nghệ trẻ ngày càng mở rộng hơn về quy mô và chất lượng sinh viên tham gia. 

Nhân viên EVNHCMC hướng dẫn khách hàng cài đặt App EVNHCMC và thanh toán không dùng tiền mặt trên điện thoại thông minh
Công nghệ

Điện lực TP Hồ Chí Minh ứng dụng AI để phục vụ khách hàng

Trong quá trình đồng hành với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh trong 50 năm qua, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã không ngừng nỗ lực, từng bước áp dụng công nghệ số tiến tiến, hiện đại vào công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu về điện của khách hàng “mọi lúc - mọi nơi - mọi việc”.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan
Công nghệ

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa toàn diện hệ thống hải quan, hướng đến xây dựng mô hình hải quan số theo đúng định hướng của Chính phủ, Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025, định hướng đến giai đoạn 2026 - 2030.

Quang cảnh hội thảo
Công nghệ

Bộ Công an khởi động cuộc thi giải pháp công nghệ "Data for Life" mùa 3

Sáng 17.4, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) đã tổ chức Hội thảo khởi động cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" mùa 3 với phiên bản "Giải pháp công nghệ đột phá - Hack For Growth". Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Công nghệ

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4.2025. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Phát triển công nghệ lõi và bài toán an ninh phi truyền thống trong bối cảnh quốc tế biến động

TS. Vũ Đức Lợi - Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phát triển công nghệ lõi và các công nghệ phụ trợ trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng Việt Nam đã đặt ra những thách thức mới cần giải quyết, đồng thời cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi yêu cầu tập trung vào phát triển công nghệ lõi.

Khai trương Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học – công nghệ - đổi mới sáng tạo – chuyển đổi số
Khoa học - Công nghệ

Khai trương Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học – công nghệ - đổi mới sáng tạo – chuyển đổi số

Ngày 9.4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) chính thức khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” góp phần thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tại địa chỉ truy cập: https://nq57.mst.gov.vn.

Vietcombank tiếp tục tiên phong trong hành trình chuyển đổi số
Công nghệ

Chuyển đổi số tại Vietcombank - Hành trình không ngừng nghỉ

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, khẳng định vai trò là ngân hàng đối ngoại chủ lực. Đằng sau những thành tựu đó là quá trình chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ, liên tục và sâu rộng.

Ban Khoa học công nghệ và Chuyển đổi số Tập đoàn ứng dụng AI trình bày tại hội thảo.
Công nghệ

Bắt nhịp xu hướng, triển khai ứng dụng công trình số

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo về công trình số (Digital Factory) để triển khai xây dựng, ứng dụng công nghệ trong thời gian tới. Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn chủ trì Hội thảo.