Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung điều 9 của Nghị định 26/2023/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Thị trường ô tô trong nước tăng trưởng tốt

Thực hiện chủ trương về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, ngày 25.5.2020, Chính phủ ban hành Nghị định 57/2020/NĐ-CP, trong đó đã bổ sung Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô (nay là điều 9 Nghị định 26/2023/NĐ-CP). Thời gian thực hiện chương trình đến hết 31.12.2024.

Bộ Công Thương cho biết, hiện có khoảng 410 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô với 1.229 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô đã được chế tạo. Các chính sách ưu đãi thuế nói chung và chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô nói riêng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển trong những năm gần đây.

nh-22-7dce9.jpg
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến 31.12.2027. Ảnh: Thuận Việt

Theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), các doanh nghiệp thành viên ghi nhận những hiệu quả nhất định mà chương trình mang lại thông qua việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Số liệu của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính cho thấy, trong số 410 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, hiện có 17 doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô tại 6 cục hải quan quan tỉnh, thành phố là Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam, Bình Phước. Tổng cục Hải quan đã thực hiện được 7 kỳ ưu đãi.

Tính đến ngày 31.5.2024, các doanh nghiệp tham gia chương trình đã sản xuất khoảng hơn 3,3 triệu sản phẩm, số thuế đã hoàn là 116,8 tỉ đồng. Số thuế đã hoàn trong các năm 2021 - 2023 và 5 tháng đầu năm 2024 lần lượt là 2,44 tỉ đồng; 66,56 tỉ đồng; 36,98 tỉ đồng; 10,86 tỉ đồng. Số thuế được hoàn trung bình khoảng 39 tỉ đồng/năm.

Đề xuất gia hạn chính sách đến 31.12.2027

Đến nay, thời gian thực hiện chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đã gần kết thúc, trong khi chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô (được ban hành trước chương trình này) đã được gia hạn 1 lần đến hết năm 2027.

Thị trường ô tô trong nước đang trên đà tăng trưởng tốt, quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, đặc biệt một số dòng xe điện sản xuất và lắp ráp trong nước tăng trưởng nhanh.

Trên cơ sở kết quả đạt được của chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô, các đơn vị như Bộ Công thương, VAMI, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đều kiến nghị tiếp tục gia hạn chương trình. VAMA và VAMI đề nghị gia hạn đến 31.12.2027 để bảo đảm tương đương với khoảng thời gian của chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô.

Theo Bộ Tài chính, thời gian thực hiện các chính sách ưu đãi thuế đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, bao gồm cả chính sách ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ cho thấy, các chính sách này đã thực sự góp phần phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Chính sách này đã góp phần khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, lắp ráp ô tô thay cho việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN với mức thuế nhập khẩu 0%, từ đó tạo động lực lan tỏa đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ cho ngành ô tô như sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng... Đồng thời, cũng tạo cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô điện.

Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ quyết định việc tiếp tục gia hạn chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô với thời gian tương đương chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô đến 31.12.2027 để bảo đảm đồng bộ, thống nhất về chính sách hỗ trợ và góp phần nâng cao năng lực sản xuất và tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô.

Kinh tế

Masan High-Tech Materials 7 năm liên tiếp được công nhận là "Doanh nghiệp Bền vững"
Doanh nghiệp

Masan High-Tech Materials 7 năm liên tiếp được công nhận là "Doanh nghiệp Bền vững"

Ngày 29.11.2024, Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) tiếp tục được xướng tên trong Top 100 Doanh nghiệp Bền vững Việt Nam (CSI 100) - do Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Masan High-Tech Materials đạt danh hiệu này, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc tích hợp các tiêu chuẩn bền vững vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Tài chính

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra mới đây, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và hơn 500 đại biểu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương.

Lỗ luỹ kế hơn 1.300 tỷ đồng, tiền mặt suy giảm, Taxi Mai Linh của Chủ tịch Hồ Huy chuyển hướng sang xe điện
Doanh nghiệp

Lỗ luỹ kế hơn 1.300 tỷ đồng, tiền mặt suy giảm, Taxi Mai Linh của Chủ tịch Hồ Huy chuyển hướng sang xe điện

Không chỉ kinh doanh kém sắc, Tập đoàn Mai Linh còn nợ bảo hiểm của người lao động trong thời gian dài. Theo số liệu của Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 10.2024, Tập đoàn Mai Linh đã 10 tháng chưa đóng bảo hiểm cho người lao động với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"
Tài chính

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"

Với những kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2024, Agribank vinh dự trở thành ngân hàng được Bộ Tài chính vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam". Đây là giải thưởng được đánh giá và bình chọn dựa trên những đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam.

Thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tiếp tục tăng
Kinh tế

Thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tiếp tục tăng

Việt Nam đang tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực thiết bị, linh kiện bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ, chuyển đổi số và thương mại điện tử, logistics, dệt may, da giày, các dự án năng lượng sạch, giảm phát thải CO2, các dự án liên quan đến công nghiệp ô tô, xe điện, thiết bị ý tế thực phẩm, hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Trên địa bàn tỉnh Bình Định có 21 doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.411 tỷ đồng. Ảnh: ITN
Kinh tế

Bình Định tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ

Bình Định xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu chung của quốc gia. Tỉnh tập trung đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp ưu tiên như: điện tử, cơ khí trọng điểm, sản xuất linh kiện ô tô, dệt may, da giầy, chế biến gỗ, hóa chất và dược phẩm, công nghiệp công nghệ cao.

Hậu Giang chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hậu Giang tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu phấn đấu, ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nhu cầu nội địa, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng linh, phụ kiện cho thị trường trong nước và khu vực.

TS. Điền
Kinh tế

Cần có chương trình kích cầu đầu tư cấp quốc gia

“Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ rất rủi ro, vì làm chi tiết cho vài dòng sản phẩm đặc biệt nào đó nhưng nếu không được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó đặt hàng thì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẽ bị lỗ, không thể trả lãi ngân hàng. Do đó, rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của Nhà nước, thông qua xây dựng chương trình kích cầu đầu tư cấp quốc gia”, TS. HUỲNH THANH ĐIỀN, chuyên gia kinh tế đề xuất.

PGS.Đinh Trọng Thịnh
Kinh tế

Hoàn thiện và ổn định quy hoạch là yếu tố tiên quyết

“Muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ, vấn đề mang tính tiên quyết là phải hoàn thiện và ổn định quy hoạch, xác định rõ vùng nào phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành gì, từ đó có các cơ chế chính sách đi kèm. Nếu không có quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế, chúng ta sẽ khó phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách bài bản, bền vững”, PGS.TS. ĐINH TRỌNG THỊNH, chuyên gia kinh tế kiến nghị.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xây dựng các trung tâm kỹ thuật để hỗ trợ doanh nghiệp

Theo TS. Lê Huy Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, để giúp các doanh nghiệp Việt Nam thoát khỏi gia công lắp ráp, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng các trung tâm kỹ thuật nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp công nghiệp nói riêng và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói chung.

Cần tận dụng và phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn
Kinh tế

Cần tận dụng và phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn

Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền Thông) Nguyễn Khắc Lịch cho biết, ngày 21.9.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và đưa ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo công thức: C=SET+1.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Kinh tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Phát triển công nghiệp nói chung trong đó có công nghiệp hỗ trợ được xem là trụ đỡ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách quan trọng để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ...