Đề xuất giáo viên mầm non được tính hệ số lương theo bằng cấp tốt nghiệp

Theo Cô giáo Trần Thị Mai Phương, Hiệu Trưởng Trường mầm non B xã Liên Ninh (Thanh Trì, Hà Nội), giáo viên mầm non có bằng “Cử nhân sư phạm mầm non” nhưng khi tuyển dụng, hợp đồng trả lượng phải tính hệ số lương của hệ cao đẳng là bất hợp lý....Do đó, cô đề xuất giáo viên mầm non được tính hệ số lương theo bằng cấp tốt nghiệp.

Dưới đây là một số chia sẻ của cô giáo Trần Thị Mai Phương, Hiệu Trưởng Trường mầm non B xã Liên Ninh (Thanh Trì, Hà Nội) về dự thảo Luật Nhà giáo:

Đối chiếu dự thảo Luật Nhà giáo với thực tiễn chế độ chính sách cho giáo viên mầm non hiện nay, tôi thấy dự thảo Luật Nhà giáo đã đáp ứng được những mong mỗi của Nhà giáo nói chung và giáo viên mầm non nói riêng ở 2 nội dung sau:

Điều 43: Chính sách tiền lương đối với Nhà giáo.

Khoản 1 Điều 49: Chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo: Giáo viên mầm non, giáo viên trường lớp dành cho người khuyết tật được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi và được hưởng chế độ nghỉ hưu theo quy định.

Đề xuất giáo viên mầm non được tính hệ số lương theo bằng cấp tốt nghiệp -0
Cô Trần Thị Mai Phương cùng học trò gói bánh chưng tại
Hội chợ Xuân Giáp Thìn 2024 tại Trường Mầm non B xã Liên Ninh

Tuy nhiên, tôi có đề xuất một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, giáo viên mầm non là nghề đặc thù thuộc nhóm công việc nặng nhọc. Bởi lẽ, để bảm đảo an toàn cho trẻ mầm non, giáo viên mầm non cần phải có mọi thao tác nhanh nhẹn, linh hoạt, xử lý tình huống tốt trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Giáo viên phải luôn tập trung bao. quát trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động; luôn kiểm tra, rà soát, xử lý kịp thời những nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

Khi tổ chức các hoạt động trong một ngày cho trẻ mầm non giáo viên cần phải thực hiện theo dây chuyền một cách hợp lý, có sự phối hợp nhịp nhàng đều tay giữa các giáo viên cùng lớp để hoàn thành tốt được nhiệm vụ.

Trong thời gian ở trường, giáo viên mầm non chịu tác động với cường độ làm việc tiếng ổn cao; phải giao tiệp cùng trẻ liên tục với âm lượng to hơn bình thường (ít nhất 8 tiếng mỗi ngày) nên khi từ 50 tuổi trở đi giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn về sức khỏe và các bệnh mãn tính về họng và thính giác.

Việc tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ (0-6 tuổi), giáo viên mầm non tổ chức rất nhiều hoạt động đặc thù như: Hoạt động vận động, hát, múa, kể chuyện, đóng kịch, tổ chức các hoạt động ngoài trời…

Do đó, để có cơ sở đề xuất tuổi nghi hưu giáo viên mầm non là 55 tuổi. Tại Điểm a, Khoản 3, Điều 8 cần quy định: "Giáo viên mầm non là nghề đặc thù thuộc nhóm công việc nặng nhọc.

Thứ hai, đề xuất về thời gian làm việc.

Thời gian làm việc của giáo viên mầm non được quy định tại Điều 4 Thông tư 48/2011 của Bộ GD-ĐT quy định về: Dạy đủ 6 giờ/ngày quy đổi bảo đảm 40 giờ/tuần. Định mức của giáo viên mầm non: Bố trí tối đa 2.2 cô/lớp nhà trẻ và 2.5 cô/lớp mẫu giáo.

Tại chương trình giáo dục mầm non: Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻn mầm non tại trường mầm non được quy định: Lứa tuổi Nhà trẻ từ 8.5 giờ đến 10 giờ/ngày - Lửa tuổi Mẫu giáo từ 8.8 giờ đến 10 giờ/ngày.

Từ quy định trên, các trường mầm non hiện đã xây dựng bảng phân công dây chuyền vị trí giáo viên trong một lớp, tuy nhiên, khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non khung thời gian hoạt động một ngày quy định từ 8-10 giờ. Nhà trường đã thực hiện phân công dây chuyền cho một giáo viên làm việc trực tiếp với trẻ trên lớp là 8 giờ/ngày mới bảo đảm an toàn và thực hiện tốt các nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Ngoài ra giáo viên phải thực hiện chuẩn bị phòng học trước khi đón trẻ, bài dạy của ngày hôm sau, trang trí môi trường lớp học, thực hiện số sách theo quy định...Vì vậy, thời gian cho giáo viên mầm non làm việc thường xuyên là từ 9 đến 10 giờ/ngày.

Đề xuất giáo viên mầm non được tính hệ số lương theo bằng cấp tốt nghiệp -0
Cô giáo Trần Thị Mai Phương, Hiệu Trưởng Trường mầm non B xã Liên Ninh (đứng giữa)

Từ thực tế thực hiện tại cơ sở đơn vị, tôi có đề xuất quy định tại các văn bản sau luật như sau:

Xây dựng chương trình giáo dục mầm non cần cân đối thời gian hoạt động/ngày tại trường của trẻ phù hợp với thời gian làm việc được quy định của giáo viên mầm non. Những nội dung ngoài giờ làm việc quy định rõ để các địa phương, phụ huynh có cơ chế trả thêm giờ làm cho giáo viên mầm non.

Hoặc tăng định mực giáo viên/ lớp: Mẫu giáo 2.5 giáo viên/ lớp; Nhà 3 giáo viên/ lớp. Từ đó các cơ sở giáo dục phân công dây chuyền hoạt động tại lớp bảo đảm đúng 6 giờ dạy và giáo viên có 2 giờ thời gian chuẩn bị bài dạy, trang trí môi trường lớp học, tự bồi dưỡng chuyên môn...

Thứ ba, đề xuất về chế độ lương:

- Với mức lương giáo viên mầm non tuổi nghề (1- 10 năm) được hưởng từ (6 đến 9 triệu đồng). Thời gian làm việc nhiều, trách nhiệm cao, phải bảo đảm sức khỏe an toàn tuyệt đổi cho trẻ (0- 6 tuổi) về thể chất và tinh thần. Dù đã được quan tâm trong những năm gần đây nhưng với mức thu nhập này chưa bảo đảm đời sống. Để thu hút nguồn nhân lực chất lượng, yêu nghề, gắn bó là rất khó đối với các đơn vị giáo dục công lập.

Giáo viên mầm non có bằng “Cử nhân sư phạm mầm non” nhưng khi tuyển dụng, hợp đồng trả lượng phải tính hệ số lương của hệ cao đẳng (2,1). Sau thời gian quy định, thăng hạng mới tính lương hệ số đại học (2.34) là bất hợp lý. Vô hình chung hệ số lương của cấp mầm non thấp nhất trong Nhà giáo trong khi đào tạo về thời gian... là như nhau.

Do đó, chúng tôi đề xuất: Tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non từ 35% lên 50%.

Đồng thời, khi tuyển dụng, hợp đồng giáo viên mầm non cần được tính hệ sẽ lượng theo bằng cấp tốt nghiệp để công bằng với giáo viên mầm non với giáo viên các cấp học khác. Hàng năm tổ chức xét thăng hạng cho giáo viên mầm non, để bảo đảm mức lương phù hợp với vị trí việc làm cũng như tính chất nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên hiện nay.

Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới
Giáo dục

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới

Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,…