Đề xuất cơ chế khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm

Được biết, tới đây Nhà nước sẽ có các quy định, cơ chế, chính sách mới liên quan đến cán bộ dám nghĩ, dám làm. Xin hỏi, cụ thể những quy định đó là gì? (Câu hỏi của bạn Trương Thanh Nhung - Ninh Bình).

Cán bộ dám nghĩ dám làm có thể được bổ nhiệm vượt cấp (Đề xuất) -0
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Với câu hỏi này, Luật sư Vũ Tuấn (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) tư vấn như sau:

Bộ Nội vụ vừa công bố Dự thảo Nghị định liên quan đến các quy định về cán bộ dám nghĩ dám làm, trong đó đề xuất xem xét được bổ nhiệm vượt cấp đối với các đối tượng trên.

Theo đó, Bộ Nội vụ đã đề xuất cơ chế khuyến khích đối với cán bộ dám nghĩ, dám làm như sau:

Cán bộ dám nghĩ dám làm có thể được bổ nhiệm vượt cấp (Đề xuất)

Theo khoản 1, Điều 2, Dự thảo Nghị định, khuyến khích là tin tưởng, tôn trọng, ghi nhận, động viên, khích lệ, tạo động lực, nguồn lực, điều kiện và môi trường để cán bộ chủ động, tích cực đổi mới, sáng tạo cống hiến vì lợi ích chung.

Cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, khi có đề xuất đổi mới, kế hoạch hoặc đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện tạo sự chuyển biến, tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao thì được khuyến khích bằng các hình thức sau đây:

- Được tuyên dương, biểu dương trước tập thể cơ quan, đơn vị và được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Trong đánh giá hoàn thành nhiệm vụ cuối năm, được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- Được ưu tiên, tạo điều kiện trong đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với cán bộ;

- Được quy hoạch, bổ nhiệm vào vị trí cao hơn vị trí đang đảm nhiệm hoặc được bổ nhiệm, quy hoạch vượt cấp.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý trực tiếp của cán bộ có hình thức ghi nhận, áp dụng và nhân rộng, bảo vệ kết quả đổi mới, sáng tạo; tạo điều kiện, hỗ trợ về vật chất và tinh thần, các hình thức khuyến khích khác phù hợp với tổ chức, hoạt động, địa bàn của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác.

Ngoài ra, cán bộ có ý tưởng, phát minh, sáng chế, sáng tạo ngoài phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao được khuyến khích thực hiện và bảo vệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.

(Điều 8, Dự thảo Nghị định)

Nguyên tắc khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm

Theo Điều 3, Dự thảo Nghị định, nguyên tắc khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm bao gồm:

- Khuyến khích mọi cán bộ phát huy tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung trong phạm vi thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ phải được tiến hành kịp thời, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định; bảo đảm điều kiện áp dụng, đúng đối tượng, trình tự theo quy định của Dự thảo Nghị định và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Cán bộ có ý tưởng, cách làm mới, mạnh dạn đột phá, tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt và những vấn đề chưa có quy định hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp với thực tiễn thì được khuyến khích và bảo vệ nhưng phải bảo đảm không trái Hiến pháp, Điều lệ Đảng.

- Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện, nhưng khi thực hiện xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả thiệt hại;

Khi triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch hoặc đề án đã được chấp thuận có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn xử lý theo quy định tại khoản 2, Điều 9, Dự thảo Nghị định.

- Cán bộ lợi dụng chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Pháp luật

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.

Tủ sách Pháp luật của Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng
Pháp luật

Nâng chất lượng tủ sách pháp luật

Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, các chuyên gia nhận định rằng, hoạt động khai thác tủ sách pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, hướng về cơ sở; đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức ở cơ sở, cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân; hỗ trợ một phần nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận thông tin pháp luật một cách dễ dàng.

Đến hết năm 2024, 77 triệu dữ liệu hộ tịch đã được số hóa
Pháp luật

Nỗ lực số hóa dữ liệu hộ tịch

Theo Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) Nhâm Ngọc Hiển, năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; đơn vị đã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc địa phương triển khai nhiệm vụ số hóa dữ liệu hộ tịch.

Lực lượng công an hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID
Pháp luật

Bảo đảm minh bạch trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sự chuyển mình mạnh mẽ trong công tác lý lịch tư pháp, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 do Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia vừa tổ chức mới đây.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông
Pháp luật

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông

Ngày 31.12.2024 Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp Thuỷ đoàn I – Cục Cảnh sát giao thông, Công an huyện Lục Nam kiểm tra hoạt động 02 mỏ khai thác khoáng sản trên tuyến sông Lục Nam: Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) và Hợp tác xã khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng Cương Sơn (Hợp tác xã Cương Sơn).

Công an huyện Đông Anh và Công an huyện Ứng Hòa (Hà Nội) tổ chức tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường Tiểu học Đông Hội, THCS Ngô Quyền, và THCS Đại Cường nhân ngày Pháp luật Việt Nam 2024.
Pháp luật

Đổi mới tư duy tuyên truyền pháp luật

Trước yêu cầu đổi mới tư duy phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh, chính quyền các cấp mà nòng cốt là ngành tư pháp, Sở Tư pháp phải tạo dựng các điều kiện cần thiết về thông tin pháp lý, PBGDPL để người dân tiếp cận và nâng cao nhận thức về pháp luật; từ đó chủ động chấp hành, tuân thủ, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.