Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7:

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

Giúp tòa soạn có thêm nguồn lực đầu tư nội dung, đặc biệt là công nghệ

Băn khoăn về thuế suất đối với cơ quan báo chí, ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) nêu vấn đề, theo quy định tại Điều 10, dự thảo luật, cơ quan báo chí vẫn chịu mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 20%, tuy nhiên tại điểm d, khoản 2, Điều 13, dự thảo luật lại quy định mức thuế ưu đãi là 10% đối với thu nhập cơ quan báo chí từ hoạt động báo in thuộc ngành, nghề báo chí, bao gồm cả quảng cáo trên báo. Như vậy có sự bất cập trong chính sách thuế suất đối với cơ quan báo chí.

Cụ thể là mâu thuẫn giữa hoạt động thực tiễn và chính sách thuế. Báo chí trực tuyến đang trở thành phương thức chủ đạo trong khi báo in ngày càng giảm sút. Nhiều tòa soạn đã cắt giảm hoặc ngừng xuất bản báo giấy để tập trung vào báo điện tử.

hn-chuyen-trach2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long

Mặt khác, báo in được hưởng mức thuế ưu đãi 10%, trong khi báo điện tử phải chịu mức thuế 20%, dù cả hai đều phục vụ mục tiêu cung cấp thông tin chính thống, định hướng dư luận và thực hiện nhiệm vụ truyền thông của Đảng, Nhà nước.

Theo xu hướng hiện tại, báo điện tử có nguồn thu lớn từ quảng cáo, thu phí nội dung và các dịch vụ kỹ thuật số. Tuy nhiên các nguồn thu này vẫn bị áp dụng mức thuế suất 20%, trong khi báo in có thể được hưởng thuế suất 10% đối với quảng cáo.

Quy định trong dự thảo luật cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới báo chí trong bối cảnh cạnh tranh số. Nhiều cơ quan báo điện tử gặp khó khăn về hoạt động do doanh thu từ quảng cáo sụt giảm, trong khi vẫn phải chịu thuế suất cao hơn báo in.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã có chính sách chuyển đổi số báo chí, nhưng chính sách thuế chưa theo kịp thực tế, tạo rào cản tài chính cho các cơ quan báo chí điện tử. Các nền tảng như Google, Facebook hiện chiếm phần lớn doanh thu nền tảng nhưng chỉ chịu thuế gián tiếp tại nước ta, mà báo chí trong nước vừa chịu thuế cao, vừa phải cạnh tranh khốc liệt với các nền tảng này.

hn-chuyen-trach19.jpg
ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Từ thực tế trên, đại biểu đề nghị, để bảo đảm công bằng, khuyến khích báo chí phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số, cần áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này mang lại nhiều lợi ích.
Đó là sẽ hỗ trợ cơ quan báo chí vượt qua khó khăn tài chính, duy trì hoạt động, bảo đảm chất lượng nội dung thông tin; tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số; khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

“Nếu thực hiện 10% thuế suất cho toàn bộ cơ quan báo chí sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh với nền tảng xuyên biên giới, góp phần bảo vệ báo chí chính thống”, đại biểu nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu, việc duy trì thuế suất 20% đối với báo điện tử, trong khi báo in ưu đãi 10% là không còn phù hợp với thực tế, do vậy cần sửa đổi chính sách thuế, áp dụng chung thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, bảo đảm sự công bằng và hỗ trợ báo chí phát triển bền vững trong thời đại số.

Đề xuất giảm thêm 2% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Cũng liên quan đến ưu đãi về thuế suất, ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng) lưu ý, khoản 1, Điều 10, dự thảo luật quy định: “Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 13 của Luật này”.

Đại biểu kiến nghị, dự thảo Luật xem xét giảm thêm 2%, nghĩa là “Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 18%”. Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 95% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, trước tác động khó lường lên nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với nhiều khó khăn nội tại của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Nếu được dự thảo Luật xem xét, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 2% sẽ có ý nghĩa rất lớn, giúp doanh nghiệp ổn định trong chiến lược phát triển bền vững và lâu dài.

db1.jpg
ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tại khoản 1, Điều 15, dự thảo luật quy định “doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ”.

Đại biểu Tô Ái Vang đề nghị, dự thảo Luật nên bổ sung quy định “Doanh nghiệp Thủy sản, may mặc, sử dụng từ 50% lao động nữ trên tổng số lao động hiện có thì giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ”. Bởi, các doanh nghiệp thủy sản, may mặc thu hút việc làm cho lao động nữ nhiều hơn.

Tại khoản 2, Điều 15 quy định, “doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số”, đại biểu kiến nghị, dự thảo Luật nên quy định “Doanh nghiệp sử dụng từ 30% lao động là người dân tộc thiểu số trên tổng số lao động hiện có được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số ”.

Theo đại biểu Tô Ái Vang, chính sách miễn, giảm thuế đối với doanh nghiệp sử dụng từ 50% lao động nữ, từ 30% lao động là người dân tộc thiểu số, là một trong những chính sách ưu đãi thuế quan trọng, nhằm hỗ trợ lại cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật, tạo môi trường lao động được thuận lợi, hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ, đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến thảo luận, có báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội, đồng thời gửi tới các cơ quan có liên quan nghiên cứu tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan tổ chức hữu quan để hoàn thiện dự thảo luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Chín tới đây.

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển nguồn nhân lực
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chiều 29.3, tại TP. Bà Rịa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Thiếu cả thầy lẫn thợ
Thời sự Quốc hội

Thiếu cả thầy lẫn thợ

Theo Cục Thống kê, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hàng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phải có chiến lược đào tạo phù hợp, cả trình độ cao đẳng và đại học, để đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực
Thời sự Quốc hội

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực

So với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hưng Yên đề xuất nhu cầu điều chỉnh đất nông nghiệp giảm 10.990 ha; đất phi nông nghiệp tăng 10.990 ha. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên cần phân tích rõ hơn các chỉ tiêu, con số tăng giảm, lý do tại sao đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan để có sự lý giải thuyết phục hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam

Chiều 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam do Bộ Tài chính phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đồng chủ trì hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Brazil
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Brazil vừa diễn ra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập và cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Brazil, đưa hợp tác trong các lĩnh vực đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh

Chiều 28.3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND TP. Hồ Chí Minh.

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.