Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Đề xuất 5 chính sách bảo đảm tiến độ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Nhất trí với việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung thêm 5 cơ chế, chính sách để bảo đảm tiến độ dự án đi vào vận hành từ năm 2030.

Cân nhắc việc chỉ lấy ý kiến trực tuyến

Tại Phiên thảo luận tổ chiều 14.2 của Tổ 4 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng và các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Phú Yên) cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, ĐBQH Lê Đào An Xuân (Phú Yên) cho biết “ủng hộ cao việc đầu tư dự án này”.

db-xuan.jpg
ĐBQH Lê Đào An Xuân (Phú Yên) phát biểu. Ảnh: Trần Thu

Theo đại biểu, để bảo đảm tiến độ đầu tư trong 5 năm (mức trung bình của thế giới là 6 – 8 năm) thì rất cần có chính sách quyết liệt. Do đó, việc Quốc hội ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết để bảo đảm cho mục tiêu này.

Cơ bản tán thành với dự thảo Nghị quyết, tuy nhiên, đại biểu tỏ ra băn khoăn với quy định tại khoản 10, Điều 3, quy định khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ tham vấn trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường mà không tham vấn bằng các hình thức khác như lấy ý kiến cộng đồng, chuyên gia.

Đại biểu cho rằng, điều này không giúp giảm thời gian thực hiện thủ tục, vì lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử vẫn phải bảo đảm theo quy định; trong khi đó, công tác lấy ý kiến cộng đồng, chuyên gia vẫn có thể tiến hành song song.

Nhấn mạnh do dự án rất đặc thù, đòi hỏi an toàn ở mức cao, đại biểu cho rằng, quy định như trong dự thảo Luật còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tạo ra nguy cơ khác về an toàn khi triển khai dự án.

Mặt khác, báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án là rất quan trọng. Song, nếu sử dụng bản báo cáo đã thực hiện trước đó nhiều năm thì có thể không còn phù hợp.

Đề nghị chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở mức cao nhất

Theo sát dự án này khi cho ý kiến tại cuộc thẩm tra sơ bộ và thẩm tra chính thức của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, cũng như đã trực tiếp đi khảo sát tại vùng dự kiến triển khai dự án từ 15 năm trước, ĐBQH Phan Xuân Dũng (Ninh Thuận) cho biết, hầu hết các ý kiến đóng góp của đại biểu đã được tiếp thu. Tuy nhiên, vấn đề khiến đại biểu đau đáu là di dân tái định cư.

db-dung.jpg
ĐBQH Phan Xuân Dũng (Ninh Thuận) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

“15 năm trước, khi chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì vị trí của nó thấp hơn hiện nay khoảng 150m. Như vậy, việc giải tỏa, đền bù bây giờ phải khác trước. Bên cạnh đó, diện tích, số dân bây giờ cũng khác trước rất nhiều và rộng hơn. Do vậy, đề nghị cân nhắc, bổ sung thêm quy định liên quan việc di dân, tái định cư”, đại biểu đề nghị.

ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) bổ sung, qua nghiên cứu dự thảo Nghị quyết, chưa có cơ chế chính sách để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời, bồi thường, hỗ trợ, thực hiện công tác tái định cư cho người dân ở vùng dự án; thực hiện công tác xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, tổ chức sản xuất, ổn định đời sống nhân dân vùng chịu ảnh hưởng của việc xây dựng nhà máy.

Việc di dời, giải phóng mặt bằng cho người dân được Chính phủ giao cho Ninh Thuận rất gấp rút, hoàn thành ngay trong năm 2025, tức chỉ còn 10 tháng nữa. Trong khi đó, tổng diện tích quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, 2 là 1.642,22 ha, tác động đến 1.288 hộ/4.911 khẩu tại thời điểm phê duyệt quy hoạch năm 2009, đến nay đã có nhiều thay đổi.

ba-huong-2.jpg
ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Từ phân tích trên, đại biểu kiến nghị bổ sung 5 chính sách vào khoản 9, Điều 3 dự thảo Nghị quyết, phần giao cho tỉnh Ninh Thuận các cơ chế, chính sách sau:

Một là, cho áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất để xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở mức cao nhất theo quy định nhân với 1,5 lần.

Hai là, cho áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đối với người sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận mà đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận như đối với người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận, bởi thực tiễn đang tồn tại đối tượng này, nếu không tháo gỡ sẽ khó khăn.

Ba là, hỗ trợ định mức 100% ngân sách đào tạo, chuyển đổi nghề, các chính sách an sinh xã hội và tìm kiếm việc làm cho tất cả hộ gia đình, cá nhân có thu hồi đất triển khai dự án.

Bốn là, được phép triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư song song với việc điều chỉnh dự án đầu tư dự án di dân, tái định cư của dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Năm là, không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia và thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành trong trường hợp diện tích thực hiện dự án chồng lấn lên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.

Đại biểu tin tưởng, nếu bổ sung thêm 5 cơ chế, chính sách trên thì việc di dân tái định cư sẽ được thông suốt, an dân. Đây cũng là mong muốn, nguyện vọng của người dân.

Trong trường hợp không đưa vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, giao cho Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước khác nghiên cứu nữa thì sẽ rất chậm, khó cho địa phương và Nhân dân hoàn thành nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng bảo đảm tiến độ trong năm 2025, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu.

Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng
Thời sự Quốc hội

Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng giám sát về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Đại học Đà Nẵng

Ngày 20.2, Đoàn ĐBQH TP. Đà Nẵng đã tổ chức giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024 trên địa bàn TP. Đà Nẵng” tại Đại học Đà Nẵng.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi

“Kỳ họp bất thường lần thứ Chín thành công vượt mong đợi, có ý nghĩa lịch sử. Các quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp này cho thấy không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực tức thời mà sẽ còn hiện diện lâu dài trong tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước ta”, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội tham dự Phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV
Thời sự Quốc hội

Nhiều quyết định lịch sử, có ý nghĩa đột phá cho sự phát triển của đất nước

Lời Tòa soạn: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước. Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài viết đánh giá bước đầu về kết quả Kỳ họp. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngay sau khi Quốc hội thông qua thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 176/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 177/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.