Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025: Môn Vật lí 100% kiến thức thuộc chương trình lớp 12

Đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Vật lí do Bộ GD-ĐT công bố ngày 18.10 sử dụng 100% kiến thức thuộc chương trình lớp 12, không có nội dung câu hỏi thuộc chương trình 10 và 11.

Ngày 18.10, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố 18 đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Theo nhận định của Tổ Tự nhiên – Hệ thống Giáo dục HOCMAI, đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí từ 2025 đã thay đổi hoàn toàn về cấu trúc đề thi và dạng thức của các câu hỏi và phạm vi nội dung nhằm đáp ứng định hướng đánh giá năng lực theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018.

Nội dung các câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 tăng cường yếu tố ứng dụng thực tiễn và thực hành. Các dạng thức trắc nghiệm mới phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.

Đề thi gồm 40 lệnh hỏi (28 câu hỏi) thực hiện trong thời gian 50 phút, trong đó có 18 câu hỏi trắc nghiệm 4 đáp án; 4 câu Đúng/sai với 16 ý hỏi tương đương với 16 lệnh hỏi; 6 câu dạng trả lời ngắn.

Các câu hỏi thuộc 3 cấp độ tư duy Biết-Hiểu-Vận dụng theo tỉ lệ 45%-35%-25%, tập trung đánh giá 3 thành phần của năng lực Vật lí: Nhận thức vật lí; Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Theo đó, cấp độ tư duy được phân chia trong 3 dạng thức câu hỏi như sau:

Dạng thức 1: Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn gồm 18 câu hỏi (chiếm 45% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 28%-13%-5%.

Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

Đề thi gồm 4 câu hỏi dạng thức 2, mỗi câu hỏi gồm 4 lệnh hỏi, tổng đề thi có 16 lệnh (chiếm 40% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 15%-15%-10%.

Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Đề thi gồm 6 câu hỏi dạng trả lời ngắn (chiếm 15% số lệnh hỏi trong đề thi), thuộc 3 cấp độ Biết, Hiểu, Vận dụng với tỉ lệ 3%-5%-8%.

Sự thay đổi lớn nhất về mặt nội dung trong đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với đề thi tốt nghiệp THPT các năm trước đó là nội dung kiến thức 100% thuộc chương trình lớp 12 trong đó: Vật lí nhiệt-Khí lí tưởng-Từ trường-Vật lí hạt nhân ứng với tỉ lệ 20,0%-22,5%-32,5%-25%, không có nội dung câu hỏi thuộc chương trình 10 và 11 (trong đề thi các năm trước đó là 10% câu hỏi thuộc lớp 11).

Nội dung câu hỏi chú trọng kĩ năng đọc hiểu, phân tích và thí nghiệm thực hành, bám sát bản chất của Vật lí. Đồng thời các câu hỏi cũng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa liên quan đến thực tiễn, ứng dụng của vật lí trong đời sống, khoa học và công nghệ.

Theo các chuyên gia, với định hướng mới của đề thi, học sinh cần thay đổi hoàn toàn phương pháp học tập so với trước đây, tập trung ôn tập theo hướng hiểu bản chất vật lí, gắn vật lí với các yếu tố thực tiễn ứng dụng, rèn luyện khả năng tư duy, lập luận và khả năng giải quyết vấn đề để sẵn sàng cho kì thi 2025.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.